Nứt nẻ trong bê tông, nguyên nhân và cách phòng tránh, sửa chữa
Welcome to Casablanca's Forum :: TRUNG TÂM THẢO LUẬN :: Các vấn đề liên quan đến xây dựng :: Thi công
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nứt nẻ trong bê tông, nguyên nhân và cách phòng tránh, sửa chữa
NỨT NẺ TRONG BÊ TÔNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
http://auland.vn/tin-tuc/nut-ne-trong-be-tong--nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/
Bê tông xi măng đã và đang là loại vật liệu rất quan trọng trong xây dựng cơ bản phục vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân. Trong quá trình sử dụng đã xuất hiện rất nhiều các khuyết tật làm ảnh hưởng tới mỹ quan kiến trúc và khả năng làm việc của kết cấu bê tông. Nguyên nhân chính nằm ở chính đặc tính của vật liệu bê tông xi măng như khả năng chịu uốn kém, phản ứng thủy hóa xi măng, phản ứng hóa học giữa các thành phần khoáng vật gây mất ổn định thể tích.
1. Các loại khuyết tật trong bê tông
Các khuyết tật bê tông có thể dễ dàng quan sát và xác định cụ thể bằng mắt thường, hoặc phải sử dụng máy móc thiết bị. Tuy nhiên, các khuyết tật phổ biến trong bê tông xi măng bao gồm: nứt nẻ (cracking), rạn nứt (chân chim) (crazing), phồng rộp bề mặt (blister), rỗ tổ ong (honeycombing), cong vênh (curling), tách lớp (delamination), hiện tượng trắng mặt (dusting), nứt vỡ (spalling).
1.1 Nứt nẻ
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bê tông. Vết nứt thường xuất hiện khoảng vài giờ sau khi đổ bê tông, trong khi bê tông còn ở trạng thái dẻo và cường độ của bê tông do thủy hóa xi măng gần như không đáng kể. Theo thời điểm hình thành, vết nứt trong bê tông có thể phân thành 2 loại chính sau:
- Vết nứt hình thành trong quá trình cố kết của bê tông do tốc độ cố kết khác nhau của các thành phần bê tông và do sự ngăn cản cục bộ bởi cốt thép hay các cốt liệu lớn. Các vết nứt dạng này thường xuất hiện khoảng nửa giờ đến 3 giờ sau khi đổ bê tông và thường phát triển dọc theo hệ thống lưới thép trong sàn.
- Vết nứt hình thành trong quá trình co ngót của bê tông khi sự co ngót này bị ngăn cản bởi sự co ngót không đều gây mất ổn định thể tích. Các vết nứt dạng này có thể xuất hiện song song và cách nhau từ 100-600mm, nhưng thông thường không theo khuôn mẫu nào cố định. Chiều dài vết nứt có thể từ 0,25-2m, và thông thường khoảng 300-600mm. Bề rộng vết nứt tại bề mặt có thể đến 3mm, thường chỉ phát triển đến độ sâu của cốt thép. Tuy nhiên, dưới tác động của hiện tượng co ngót sau này của kết cấu bê tông, chúng có thể phát triển xuyên suốt chiều dày sàn.
Hình 1. Vết nứt hình thành trong quá trình co ngót
Vết nứt được phân loại như sau:
Theo nguyên nhân xuất hiện:
a. Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng;
b. Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông;
c. Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm;
d. Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn.
Theo mức độ nguy hiểm:
a. Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu;
b. Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm);
c. Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh;
d.“Vết nứt thường”không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
1.2 Rạn nứt
Xuất hiện dưới dạng 1 mạng lưới các vết nứt trên bề mặt bê tông có kích thước tương đối nhỏ với chiều dài mỗi vết nứt dưới 50mm, khó quan sát được khi bê tông khô.
Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cường độ, khi điều kiện thời tiết không thuận lợi cho quá trình co ngót và dưỡng ẩm bê tông như độ ẩm thấp, nhiệt độ không khí cao, gió hanh khô hoặc tổng hợp của các yếu tố trên là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoát nước bề mặt, trong khi đó bê tông vẫn cần hàm lượng nước nhất định để quá trình thủy hóa xảy ra.
Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy sự hình thành của các vết rạn nứt.
Hiện tượng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc của kết cấu bê tông vì các vết rạn nứt thường không sâu và chưa vào tới cốt thép. Thuật ngữ “nứt chân chim’’ thường được sử dụng để mô tả khuyết tật này.
Hình 2. Các vết rạn nứt
1.3 Phồng rộp bề mặt
Hiện tượng phồng rộp bề mặt hay rỗ khí thường xuất hiện trên bề mặt bê tông, đặc biệt đối với cấu kiện thành mỏng (khó khăn trong công tác đầm dùi), các mạch mao dẫn chưa bị phá vỡ do đó lượng nước thừa (lượng nước bốc thành hơi trong quá trình nhiệt thủy hóa) và lượng bọt khí (do bị cuốn khí, khoảng 1,5% với bê tông thường) trong bê tông chưa được thoát ra ngoài; dưới tác động của nhiệt độ các thành phần này dần chuyển hóa và bị bay hơi làm xuất hiện các “bọc không khí’’trong bê tông.
Hình 3. Bọt khí
1.4 Cong vênh
Cong vênh là hiện tượng các góc, cạnh của kết cấu bê tông bị biến dạng (co ngót) do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ giữa lớp trên và lớp dưới của kết cấu bê tông (sàn, bản mỏng…). Đặc biệt khi ứng suất gây biến dạng lớn hơn độ bền uốn của bê tông thì các vết nứt sẽ hình thành và phát triển; sự tồn tại của vết nứt lúc nàysẽ làm giảm ứng suất gây biến dạng.
Hình 4. Hiện tượng cong vênh sàn do co ngót
1.5 Tách lớp
Tách lớp tương tự như hiện tượng phồng rộp blister, các mảng vữa xi măng bề mặt bị bong tróc và tách khỏi kết cấu bê tông do kết quả của quá trình thoát hơi nước và bọt khí. Tuy nhiên, so với blister thì diện tích lớp hơi nước và bọt khí trong trường hợp này lớn hơn, nó tích tụ thành các mảng, miếng và tạo thành một phân lớp trong kết cấu bê tông.
Thông thường tương đối khó để phát hiện dấu hiệu của khuyết tật này kể từ khi nó xuất hiện cho đến khi nó bị phá hủy, chỉ sau khi bề mặt bê tông khô và khu vự tách lớp bị phá vỡ bởi ngoại lực với chiều dày của các mảng vữa xi măng nằm trong khoảng từ 3-5mm. Bên cạnh đó, hiện tượng bong tróc cũng có thể là kết quả của ứng suất kéo sinh ra trong quá oxy hóa kết cấu thép trong bê tông.
Hình 5. Hiện tượng bong tróc
1.6 Hiện tượng trắng mặt (phấn hóa)
Hiện tượng trắng mặt hay bụi bê tông là hiện tượng xuất hiện lớp bột xi măng do sự tan rã của bề mặt bê tông sau khi ninh kết. Bản chất của hiện tượng này như sau:
Thành phần chính của bê tông xi măng là chất kết dính vô cơ (xi măng), nước và các hạt hạt cốt liệu, khi tiến hành trộn các thành phần này với nhau sẽ xảy ra phản ứng giữa xi măng và nước, phản ứng này xảy ra cho đến khi bê tông đạt cường độ (28 ngày);
Bên cạnh đó, trong quá trình diễn ra phản ứng thủy hóa của xi măng thì các hạt xi măng và thành phần cốt liệu sẽ trôi lơ lửng trong nước, do trọng lượng riêng lớn hơn nên các thành phần cốt liệu có xu hướng di chuyển xuống dưới, đẩy nước và một phần hạt xi măng lên phía trên tạo thành một lớp vữa xi măng với khả năng chịu mài mòn kém, khi chịu tác dụng của ngoại lực thì lớp vữa xi măng bị mài mòn dần, đồng thời thành phần xi măng trong lớp vữa sẽ bị tách bóc sinh ra lớp bụi xi măng trên bề mặt.
Hiện tượng phấn hóa sẽ làmcho khả năng chịu mài mòn và độ cứng của bề mặt kết cấu bê tông giảm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cấu kiện, đặc biệt khi cấu kiện thường xuyên chịu tác dụng của lực kéo trên bề mặt.
Hình 6. Bụi xi măng
2. Giải pháp phòng ngừa, khắc phục
Nhóm 1:
Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới khả năng làm việc của kết cấu, cơ chế hình thành chủ yếu liên quan đến lượng nước thừa và lượng bọt khí trong bê tông chưa được thoát ra ngoài hoặc lượng nước bề mặt không đủ để quá trình thủy hóa xảy ra với phạm vi xuất hiện không lớn, xuất hiện cục bộ và chủ yếu bên trên bề mặt; bao gồm: phồng rộp bề mặt, rạn nứt chân chim, rỗ tổ ong, cong vênh, bong tróc, phấn hóa và nứt vỡ cục bộ.
Để phòng ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật thuộc nhóm này có thể sử dụng một số giải pháp sau đây:
- Thiết kế chính xác tỷ lệ N/X (nước/ xi măng), sao cho lượng dùng xi măng trong bê tông ít nhất.
- Bê tông xi măng sử dụng không nên có quá nhiều bột khoáng, và có tính co ngót thấp. Xi măng ít tỏa nhiệt.
- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm bề mặt thích hợp, không nên phủ bề mặt quá sớm để cho bê tông thoát nhiệt và cũng không nên quá muộn để giảm lượng bốc hơi nước trong bê tông.
- Công tác đầm bê tông cũng cần hết sức lưu ý, tránh để tách (tập trung) và làm mất nước trong bê tông.
- Tỷ lệ cuốn khí không được lớn quá 3%.
- Bề mặt phân cách giữa 2 lớp đổ bê tông phải được đục nhám và vệ sinh sạch sẽ.
- Cân bằng nhiệt độ giữa lớp trên và lớp dưới của cấu kiện bê tông.
Nhóm 2:
Các vết nứt nẻ cracking với chiều dài, bề rộng và độ sâu lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của kết cấu. Đối với nhóm này thì các giải phòng phòng ngừa cũng bao gồm như đối với nhóm 1, nhưng ở đây cần chú ý sau:
Như phân tích ở trên, sự xuất hiện vết nứt trong bê tông liên quan chặt chẽ đến tốc độ thoát hơi nước bề mặt và tốc độ nước trồi lên bề mặt. Do đó, vấn đề đặt ra là phải khống chế 2 quá trình này, nhất là tốc độ thoát hơi nước bề mặt nhằm hạn chế tốc độ nhiệt thủy hóa của xi măng trong bê tông.
Để hạn chế tốc độ thoát hơi nước bề mặt, cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc gió và nhiệt độ bê tông, cũng như tạo màng ngăn cách giảm việc trao đổi hơi nước giữa bề mặt bê tông và không khí. Cụ thể là:
- Lựa chọn thời điểm thi công hợp lý: nên chọn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Sử dụng các biện pháp che nắng và che gió.
- Giảm nhiệt độ của bê tông bằng cách hạ nhiệt độcốt liệu, nước trộn, cốp pha, sử dụng xi măng ít toả nhiệt...
- Trước khi thi công, nên làm ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt nền, cốp pha.
- Phủ bề mặt bê tông sau khi đổ bê tông (bằng tấm polyethylene hay bao bố ẩm,...).
- Sử dụng giải pháp phun hơi sương lên bề mặt bê tông, đặc biệt khi thi công bê tông khối lớn hoặc nhiệt độ không khí cao.
- Dùng phụ gia giảm việc thoát hơi nước bề mặt ngay sau khi đổ bê tông và cho đến khi hoàn thiện bề mặt: Đây là biện pháp đang được dùng phổ biến trong thực tiễn xây dựng khi đổ bê tông trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
- Đối với bê tông khối lớn, nên áp dụng các giải pháp để đưa nhiệt độ bê tông ra bên ngoài (đặt dàn ống nước trong lòng khối bê tông...) hoặc chia nhỏ khối đổ bê tông.
- Khi nhiệt độ không khí chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, gây cho bề mặt bê tông bị sốc nhiệt, sinh ứng suất kéo làm nứt bê tông thì có thể phủ lên trên bề mặt bê tông một lớp cốt liệu rồi mới tiến hành phun nước dưỡng ẩm.
- Áp dụng các biện pháp dưỡng hộ bê tông ngay sau khi hoàn thiện bề mặt.
Điều quan trọng là các biện pháp này cần phải được áp dụng theo đúng qui trình trong suốt quá trình để đảm bảo bê tông đủ cường độ trước khi ứng suất kéo cực đại trong bê tông ở trạng thái dẻo do sức căng bề mặt tăng cao.
http://auland.vn/tin-tuc/nut-ne-trong-be-tong--nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/
Bê tông xi măng đã và đang là loại vật liệu rất quan trọng trong xây dựng cơ bản phục vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân. Trong quá trình sử dụng đã xuất hiện rất nhiều các khuyết tật làm ảnh hưởng tới mỹ quan kiến trúc và khả năng làm việc của kết cấu bê tông. Nguyên nhân chính nằm ở chính đặc tính của vật liệu bê tông xi măng như khả năng chịu uốn kém, phản ứng thủy hóa xi măng, phản ứng hóa học giữa các thành phần khoáng vật gây mất ổn định thể tích.
1. Các loại khuyết tật trong bê tông
Các khuyết tật bê tông có thể dễ dàng quan sát và xác định cụ thể bằng mắt thường, hoặc phải sử dụng máy móc thiết bị. Tuy nhiên, các khuyết tật phổ biến trong bê tông xi măng bao gồm: nứt nẻ (cracking), rạn nứt (chân chim) (crazing), phồng rộp bề mặt (blister), rỗ tổ ong (honeycombing), cong vênh (curling), tách lớp (delamination), hiện tượng trắng mặt (dusting), nứt vỡ (spalling).
1.1 Nứt nẻ
Nứt bê tông là hiện tượng thường gặp trong công trình xây dựng. Các vết nứt trong bê tông có thể phát triển từ nhiều nguyên nhân, mà bản chất là khả năng chịu uốn kém của bê tông. Các vết nứt trông thấy được thường gặp khi ứng suất uốn lớn hơn khả năng (cường độ) bền uốn của bê tông. Vết nứt thường xuất hiện khoảng vài giờ sau khi đổ bê tông, trong khi bê tông còn ở trạng thái dẻo và cường độ của bê tông do thủy hóa xi măng gần như không đáng kể. Theo thời điểm hình thành, vết nứt trong bê tông có thể phân thành 2 loại chính sau:
- Vết nứt hình thành trong quá trình cố kết của bê tông do tốc độ cố kết khác nhau của các thành phần bê tông và do sự ngăn cản cục bộ bởi cốt thép hay các cốt liệu lớn. Các vết nứt dạng này thường xuất hiện khoảng nửa giờ đến 3 giờ sau khi đổ bê tông và thường phát triển dọc theo hệ thống lưới thép trong sàn.
- Vết nứt hình thành trong quá trình co ngót của bê tông khi sự co ngót này bị ngăn cản bởi sự co ngót không đều gây mất ổn định thể tích. Các vết nứt dạng này có thể xuất hiện song song và cách nhau từ 100-600mm, nhưng thông thường không theo khuôn mẫu nào cố định. Chiều dài vết nứt có thể từ 0,25-2m, và thông thường khoảng 300-600mm. Bề rộng vết nứt tại bề mặt có thể đến 3mm, thường chỉ phát triển đến độ sâu của cốt thép. Tuy nhiên, dưới tác động của hiện tượng co ngót sau này của kết cấu bê tông, chúng có thể phát triển xuyên suốt chiều dày sàn.
Hình 1. Vết nứt hình thành trong quá trình co ngót
Vết nứt được phân loại như sau:
Theo nguyên nhân xuất hiện:
a. Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng;
b. Vết nứt do tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông;
c. Vết nứt công nghệ do co ngót bê tông, do mức độ đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm;
d. Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn.
Theo mức độ nguy hiểm:
a. Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu;
b. Vết nứt làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm);
c. Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh;
d.“Vết nứt thường”không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
1.2 Rạn nứt
Xuất hiện dưới dạng 1 mạng lưới các vết nứt trên bề mặt bê tông có kích thước tương đối nhỏ với chiều dài mỗi vết nứt dưới 50mm, khó quan sát được khi bê tông khô.
Ngay trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cường độ, khi điều kiện thời tiết không thuận lợi cho quá trình co ngót và dưỡng ẩm bê tông như độ ẩm thấp, nhiệt độ không khí cao, gió hanh khô hoặc tổng hợp của các yếu tố trên là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoát nước bề mặt, trong khi đó bê tông vẫn cần hàm lượng nước nhất định để quá trình thủy hóa xảy ra.
Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy sự hình thành của các vết rạn nứt.
Hiện tượng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc của kết cấu bê tông vì các vết rạn nứt thường không sâu và chưa vào tới cốt thép. Thuật ngữ “nứt chân chim’’ thường được sử dụng để mô tả khuyết tật này.
Hình 2. Các vết rạn nứt
1.3 Phồng rộp bề mặt
Hiện tượng phồng rộp bề mặt hay rỗ khí thường xuất hiện trên bề mặt bê tông, đặc biệt đối với cấu kiện thành mỏng (khó khăn trong công tác đầm dùi), các mạch mao dẫn chưa bị phá vỡ do đó lượng nước thừa (lượng nước bốc thành hơi trong quá trình nhiệt thủy hóa) và lượng bọt khí (do bị cuốn khí, khoảng 1,5% với bê tông thường) trong bê tông chưa được thoát ra ngoài; dưới tác động của nhiệt độ các thành phần này dần chuyển hóa và bị bay hơi làm xuất hiện các “bọc không khí’’trong bê tông.
Hình 3. Bọt khí
1.4 Cong vênh
Cong vênh là hiện tượng các góc, cạnh của kết cấu bê tông bị biến dạng (co ngót) do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ giữa lớp trên và lớp dưới của kết cấu bê tông (sàn, bản mỏng…). Đặc biệt khi ứng suất gây biến dạng lớn hơn độ bền uốn của bê tông thì các vết nứt sẽ hình thành và phát triển; sự tồn tại của vết nứt lúc nàysẽ làm giảm ứng suất gây biến dạng.
Hình 4. Hiện tượng cong vênh sàn do co ngót
1.5 Tách lớp
Tách lớp tương tự như hiện tượng phồng rộp blister, các mảng vữa xi măng bề mặt bị bong tróc và tách khỏi kết cấu bê tông do kết quả của quá trình thoát hơi nước và bọt khí. Tuy nhiên, so với blister thì diện tích lớp hơi nước và bọt khí trong trường hợp này lớn hơn, nó tích tụ thành các mảng, miếng và tạo thành một phân lớp trong kết cấu bê tông.
Thông thường tương đối khó để phát hiện dấu hiệu của khuyết tật này kể từ khi nó xuất hiện cho đến khi nó bị phá hủy, chỉ sau khi bề mặt bê tông khô và khu vự tách lớp bị phá vỡ bởi ngoại lực với chiều dày của các mảng vữa xi măng nằm trong khoảng từ 3-5mm. Bên cạnh đó, hiện tượng bong tróc cũng có thể là kết quả của ứng suất kéo sinh ra trong quá oxy hóa kết cấu thép trong bê tông.
Hình 5. Hiện tượng bong tróc
1.6 Hiện tượng trắng mặt (phấn hóa)
Hiện tượng trắng mặt hay bụi bê tông là hiện tượng xuất hiện lớp bột xi măng do sự tan rã của bề mặt bê tông sau khi ninh kết. Bản chất của hiện tượng này như sau:
Thành phần chính của bê tông xi măng là chất kết dính vô cơ (xi măng), nước và các hạt hạt cốt liệu, khi tiến hành trộn các thành phần này với nhau sẽ xảy ra phản ứng giữa xi măng và nước, phản ứng này xảy ra cho đến khi bê tông đạt cường độ (28 ngày);
Bên cạnh đó, trong quá trình diễn ra phản ứng thủy hóa của xi măng thì các hạt xi măng và thành phần cốt liệu sẽ trôi lơ lửng trong nước, do trọng lượng riêng lớn hơn nên các thành phần cốt liệu có xu hướng di chuyển xuống dưới, đẩy nước và một phần hạt xi măng lên phía trên tạo thành một lớp vữa xi măng với khả năng chịu mài mòn kém, khi chịu tác dụng của ngoại lực thì lớp vữa xi măng bị mài mòn dần, đồng thời thành phần xi măng trong lớp vữa sẽ bị tách bóc sinh ra lớp bụi xi măng trên bề mặt.
Hiện tượng phấn hóa sẽ làmcho khả năng chịu mài mòn và độ cứng của bề mặt kết cấu bê tông giảm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cấu kiện, đặc biệt khi cấu kiện thường xuyên chịu tác dụng của lực kéo trên bề mặt.
Hình 6. Bụi xi măng
2. Giải pháp phòng ngừa, khắc phục
Nhóm 1:
Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít tới khả năng làm việc của kết cấu, cơ chế hình thành chủ yếu liên quan đến lượng nước thừa và lượng bọt khí trong bê tông chưa được thoát ra ngoài hoặc lượng nước bề mặt không đủ để quá trình thủy hóa xảy ra với phạm vi xuất hiện không lớn, xuất hiện cục bộ và chủ yếu bên trên bề mặt; bao gồm: phồng rộp bề mặt, rạn nứt chân chim, rỗ tổ ong, cong vênh, bong tróc, phấn hóa và nứt vỡ cục bộ.
Để phòng ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật thuộc nhóm này có thể sử dụng một số giải pháp sau đây:
- Thiết kế chính xác tỷ lệ N/X (nước/ xi măng), sao cho lượng dùng xi măng trong bê tông ít nhất.
- Bê tông xi măng sử dụng không nên có quá nhiều bột khoáng, và có tính co ngót thấp. Xi măng ít tỏa nhiệt.
- Duy trì nhiệt độ và độ ẩm bề mặt thích hợp, không nên phủ bề mặt quá sớm để cho bê tông thoát nhiệt và cũng không nên quá muộn để giảm lượng bốc hơi nước trong bê tông.
- Công tác đầm bê tông cũng cần hết sức lưu ý, tránh để tách (tập trung) và làm mất nước trong bê tông.
- Tỷ lệ cuốn khí không được lớn quá 3%.
- Bề mặt phân cách giữa 2 lớp đổ bê tông phải được đục nhám và vệ sinh sạch sẽ.
- Cân bằng nhiệt độ giữa lớp trên và lớp dưới của cấu kiện bê tông.
Nhóm 2:
Các vết nứt nẻ cracking với chiều dài, bề rộng và độ sâu lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của kết cấu. Đối với nhóm này thì các giải phòng phòng ngừa cũng bao gồm như đối với nhóm 1, nhưng ở đây cần chú ý sau:
Như phân tích ở trên, sự xuất hiện vết nứt trong bê tông liên quan chặt chẽ đến tốc độ thoát hơi nước bề mặt và tốc độ nước trồi lên bề mặt. Do đó, vấn đề đặt ra là phải khống chế 2 quá trình này, nhất là tốc độ thoát hơi nước bề mặt nhằm hạn chế tốc độ nhiệt thủy hóa của xi măng trong bê tông.
Để hạn chế tốc độ thoát hơi nước bề mặt, cần khống chế nhiệt độ, độ ẩm không khí, vận tốc gió và nhiệt độ bê tông, cũng như tạo màng ngăn cách giảm việc trao đổi hơi nước giữa bề mặt bê tông và không khí. Cụ thể là:
- Lựa chọn thời điểm thi công hợp lý: nên chọn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
- Sử dụng các biện pháp che nắng và che gió.
- Giảm nhiệt độ của bê tông bằng cách hạ nhiệt độcốt liệu, nước trộn, cốp pha, sử dụng xi măng ít toả nhiệt...
- Trước khi thi công, nên làm ẩm và giảm nhiệt độ bề mặt nền, cốp pha.
- Phủ bề mặt bê tông sau khi đổ bê tông (bằng tấm polyethylene hay bao bố ẩm,...).
- Sử dụng giải pháp phun hơi sương lên bề mặt bê tông, đặc biệt khi thi công bê tông khối lớn hoặc nhiệt độ không khí cao.
- Dùng phụ gia giảm việc thoát hơi nước bề mặt ngay sau khi đổ bê tông và cho đến khi hoàn thiện bề mặt: Đây là biện pháp đang được dùng phổ biến trong thực tiễn xây dựng khi đổ bê tông trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
- Đối với bê tông khối lớn, nên áp dụng các giải pháp để đưa nhiệt độ bê tông ra bên ngoài (đặt dàn ống nước trong lòng khối bê tông...) hoặc chia nhỏ khối đổ bê tông.
- Khi nhiệt độ không khí chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, gây cho bề mặt bê tông bị sốc nhiệt, sinh ứng suất kéo làm nứt bê tông thì có thể phủ lên trên bề mặt bê tông một lớp cốt liệu rồi mới tiến hành phun nước dưỡng ẩm.
- Áp dụng các biện pháp dưỡng hộ bê tông ngay sau khi hoàn thiện bề mặt.
Điều quan trọng là các biện pháp này cần phải được áp dụng theo đúng qui trình trong suốt quá trình để đảm bảo bê tông đủ cường độ trước khi ứng suất kéo cực đại trong bê tông ở trạng thái dẻo do sức căng bề mặt tăng cao.
lx150- Kỵ binh tinh nhuệ
- Tổng số bài gửi : 1097
Points : 2349
Reputation : 0
Join date : 07/07/2010
Đến từ : Ha Noi
Re: Nứt nẻ trong bê tông, nguyên nhân và cách phòng tránh, sửa chữa
Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt
http://chongthamnguoc.vn/dich-vu-chong-tham/xu-ly-nut-be-tong/nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-vet-nut.html
Sự cố rạn nứt bê tông và cách xử lý.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông. Nên việc xử lý rạn nứt trần, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.
Do khí hậu
Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.
Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh.
Hình 1: Nứt trần bê tông do quy trình đổ bê tông bị sốc nhiệt
Hình 2: Nứt trần bê tông nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị
Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép, sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm liên tục nhiều nhịp…
Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co giãn nhiệt ẩm. Đó là:
- Khe Giãn Expansion Joint;
- Khe Co Contraction Joint.
Trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.
Hình 3: Nứt sàn mái tại khe co khách sạn F-Plaza Triệu Việt Vương.
Do nền móng
* Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
Do tải trọng
Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.Bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
Hình 4: Do móng lún dẫn đến nứt gãy góc trần
* Quan hệ tải trọng - thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp, tăng độ cứng sàn.
* Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến
* Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.
* Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng biện pháp gia cố bằng đặt "dầm chìm" nhưng vẫn có hiện tượng nứt.
Do bê tông
* Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.
* Do quá trình thi công để mạch ngừng (2 lần đổ bê tông khác nhau, chất lượng bê tông khác nhau, vết nứt kéo dài qua sàn theo phương mạch ngừng.
* Nứt do biến dạng toàn nhà (do nhà dạng ống quá dài), ở trường hợp này có thể có kèm theo nứt tường.
* Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
* Chất lượng bê tông trong quá trình thi công:
* Mác bê tông không đủ.
* Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
* Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
* Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở...).
* Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
* Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
* Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.
Do cốt thép
Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
* Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng
* Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
* Nối buộc không cẩn thận.
* Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
* Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ,:
* Thiếu lớp bê tông bảo vệ:
* Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2 lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.
* Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;
Biện pháp xử lý
Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực
* Cần phải xem dầm có đảm bảo không. Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo thêm lưới thép ở bên dưới trần (sau khi đã đập bỏ lớp trát và vệ sinh bề mặt). Lát ván khuôn và bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân. chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới thép cũ (khoan các lỗ đường kính 10cm trên trần theo lưới ô vuông với các bước ô khoảng 1mét) Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này.
* Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm phụ (cách này sẻ làm xấu không gian phòng).
Nếu vết nứt do khí hậu
* Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
* Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
* Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)
Giảm hàm lượng xi măng
Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và, nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao Dựa trên những nghiên cứu , các khuyến nghị nhằm làm giảm khả năng nứt của sàn bê tông như sau:
* Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650÷660 lb./yd.3 , duy trì sử dụng tro bay.
* Sử dụng bê tông có cường độ ban đầu thấp
* Sử dụng xi măng Loại II theo quy phạm AASHTO để thi công sàn cầu.
* Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4÷0,45.
* Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
* Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn.
* Sử dụng biểu đồ tốc độ bay bơi của ACI. Đúc sàn cầu trong thời tiết mát.
* Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục.
* Nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
* Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các thông số co ngót khi khô của bê tông.
* Nếu phải đổ bê tông nhiều lần cho một chiếc cầu nhiều nhịp đơn giản, nên hoàn thành mỗi nhịp trong một lần đổ bê tông.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong một lần đổ bê tông thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và đổ bê tông 2 lần.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông một lần cho toàn bộ chiều dài của cầu là không thể, khi đó nên đổ bê tông cho đoạn giữa của nhịp cầu trước và diện tích của đoạn này càng lớn càng tốt.
* Nếu cần nhiều lần đổ bê tông cho một cầu nhịp liên tục, nên đổ bê tông ở khu vực trung tâm mô men âm trước và đảm bảo khoảng cách 72 giờ giữa các lần đổ.
Xử lý nứt bê tông & cách khắc phục:
Đối với một số vết nứt bê tông:có độ rộng từ 0.15mm đến 1mm, nứt do bê tông cốt thép khi thép bị rỉ. Có một số phương pháp xử lý thông thường hiện nay như sau:
* Để nguyên vị trí nứt kèm theo rò rỉ nước và không biết cách sửa chữa, và không trả tiền nhà thầu thi công
* Đập đi làm lại nhưng cũng khó tránh khỏi hiện tượng nứt trở lại vì nguyên nhân là do sự hạn chế trong xi măng, hoá chất dùng trong bê tông, đổ bê tông khối lớn; tường bê tông quá dài không co khe co ngót (có rất nhiều nguyên nhân gây lên vết nứt bê tông), việc này gây thiệt hại rất lớn cho nhà thầu thi công, chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng
* Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê tông co giãn. Nếu vết nứt rộng thì xử lý được.
* Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ 0,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
* Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)
Hình 5: Thi công xử lý nứt trần bê tông bằng hệ thống bơm xy lanh Epoxy
* Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau ( E205, E206S, E206W, E207, E209, E2800)dùng cho các vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp, vết nứt lớn dùng loại keo có độ nhớt cao), ngoài ra còn có loại keo thi công trong mùa đông với nhiệt độ thấp, các hãng khác chỉ có một loại keo mà thôi
* Các loại keo trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo rò rỉ nước)
* Không cần khoan đục vết nứt trứơc khi sửa chữa.
Lời kết:
- Việc nứt sàn bê tông gây ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của ngôi nhà, đặc biệt là vấn đề chống thấm khi đã bị nứt sàn bê tông.
- Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam, những rạn nứt của bê tông xảy ra rất nhiều nên cần chú trọng ngay từ khi đổ bê tông để đạt chất lượng đảm bảo nhất.
- Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xử lý vết nứt, nhưng để đảm bảo nhất cần công ty chuyên sâu về lĩnh vực này.
- Nguồn: Xử lý nứt bê tông -
http://chongthamnguoc.vn/dich-vu-chong-tham/xu-ly-nut-be-tong/nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-vet-nut.html
Sự cố rạn nứt bê tông và cách xử lý.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng rạn nứt bê tông nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian. Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép của bê tông. Nên việc xử lý rạn nứt trần, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.
Do khí hậu
Thường dưới tác dụng khí hậu, sàn mái có thể bị nứt.
Đặc điểm làm việc của kết cấu bê tông cốt thép trong điều kiện khí hậu nhiệt ẩm nước ta là: chúng biến dạng co nở thường xuyên dưới tác động của các điều kiện khí hậu. Trời nóng thì nở ra, lạnh thì co lại; gặp không khí ẩm thì nở ra, không khí lạnh thì co lại; ngày nở đêm co, mưa nở nắng co, mùa hè nở mùa đông co…Có thể coi đó là nhịp thở thường ngày của kết cấu theo thời tiết. Người thiết kế cần tôn trọng nhịp thở này để cho kết cấu được biến dạng tự do, tránh bị nứt phá hoại do tích tụ biến dạng không thực hiện được. Quan sát biến dạng liên tục trên mái bê tông cốt thép ở vùng khí hậu mùa hè ở Hà Nội thì thấy nó chịu biến dạng co nở liên tục tuỳ theo diễn biến của khí hậu. Một khi biến dạng co nở không được thực hiện Δ, gây nên ứng suất kéo trong bê tông vượt quá cường độ kéo giới hạn của bê tông, thì kết cấu sẽ bị nứt, gây xuống cấp công trình rất nhanh.
Hình 1: Nứt trần bê tông do quy trình đổ bê tông bị sốc nhiệt
Hình 2: Nứt trần bê tông nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị
Như vậy để cho bê tông không bị nứt do biến dạng co dưới tác động của khí hậu nóng ẩm thì cần phải khống chế sao cho biến dạng co không thực hiện được Δ nhỏ hơn 0,1mm/m. Cốt thép trong kết cấu bê tông hạn chế dạng co ε không nhiều. Bảo vệ kết cấu khỏi tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời là giải pháp có hiệu quả để hạn chế biến dạng co ε và Δ. Biến dạng co không được thực hiện gây nứt kết cấu thường thấy ở các kết cấu bê tông cốt thép quá dài, như mái bê tông cốt thép, sênô, ô văng, đường ô tô, đường băng sâ bay, và các kết cấu dạng ngàm như vòm, tuynen, dầm liên tục nhiều nhịp…
Đối với các kết cấu chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, nhất là bức xạ mặt trời, thì việc chia nhỏ kích thước bằng các khe co giãn nhiệt ẩm là giải pháp có hiệu quả nhất để hạn chế ε và Δ, tránh cho kết cấu khỏi bị nứt. Cần phải xác định cụ thể khoảng cách lớn nhất Lmax giữa các khe cho các kết cấu làm việc thường xuyên dưới tác động của khí hậu nóng ẩm. Có 2 loại khe co giãn nhiệt ẩm. Đó là:
- Khe Giãn Expansion Joint;
- Khe Co Contraction Joint.
Trong đó Khe Giãn cần được thông thoáng, không có cốt thép chạy qua và không bị chèn bởi vật liệu khác, để cho bê tông được giãn nở tự do. Còn khe Co thì cho phép cốt thép đi qua. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, bê tông có thể nứt tại khe Co. Ta gọi đây là vết nứt chủ động.
Hình 3: Nứt sàn mái tại khe co khách sạn F-Plaza Triệu Việt Vương.
Do nền móng
* Móng lún không đều giữa các cột, do nhà bị xoắn.
Do tải trọng
Tải trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới bề rộng khe nứt và sự phân bố vết nứt.Bề rộng khe nứt tỷ lệ thuận với ứng suất kéo (trung bình) trong cốt thép . Sự phân bố và bề rộng của các khe nứt phụ thuộc vào sự thay đổi moment uốn dọc theo chiều dài cấu kiện.
Hình 4: Do móng lún dẫn đến nứt gãy góc trần
* Quan hệ tải trọng - thời gian ảnh hưởng tới sự phát triển của các vết nứt, ví dụ: tải trọng lặp đi lặp lại hay tác dụng kéo dài làm tăng bề rộng khe nứt, mặc dù các ảnh hưởng này ít quan trọng hơn đối với các nhà cao tầng so với các loại kết cấu khác như cầu hay nhà công nghiệp. Tải trọng động của phương tiện giao thông (đặc biệt các công trình gần đường xe lửa) gây ra dao động các khung, dao động giữa các khung ngang không đồng điệu (do tải, độ cứng khác nhau) gây nứt giữa sàn (không theo vết nứt thông thường do tĩnh tải). Có thể hạn chế bằng cách bố trí thép sàn 2 lớp, tăng độ cứng sàn.
* Trong quá trình thi công chất tải nhiều hơn so với tính toán của thiết kế (chất gạch, xi măng lên trên sàn để xây) Hoặc tải tường hay thiết bị quá lớn trên sàn mà thiết kế không tính đến
* Độ cứng ngang thay đổi đột ngột dẫn tới tập trung ứng suất cục bộ gây nứt.
* Do tường xây trực tiếp lên sàn khiến sàn không đủ khả năng chịu tải cục bộ. Nhiều người dùng biện pháp gia cố bằng đặt "dầm chìm" nhưng vẫn có hiện tượng nứt.
Do bê tông
* Bêtông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) dễ xảy ra hiện tượng nứt.
* Do quá trình thi công để mạch ngừng (2 lần đổ bê tông khác nhau, chất lượng bê tông khác nhau, vết nứt kéo dài qua sàn theo phương mạch ngừng.
* Nứt do biến dạng toàn nhà (do nhà dạng ống quá dài), ở trường hợp này có thể có kèm theo nứt tường.
* Sử dụng phụ gia trong bê tông đông cứng nhanh: dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh vượt quá định mức cho phép (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
* Chất lượng bê tông trong quá trình thi công:
* Mác bê tông không đủ.
* Tỉ lệ cốt liệu, đầm, bào dưỡng không đảm bảo.
* Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông.
* Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở...).
* Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ)
* Đổ bêtông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
* Bảo dưỡng bêtông chưa tốt.
Do cốt thép
Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
* Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng
* Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
* Nối buộc không cẩn thận.
* Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
* Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ,:
* Thiếu lớp bê tông bảo vệ:
* Nứt ở sát dầm là do cốt thép mũ bị đạp bẹp xuống Khi đó sơ đồ tính sàn không còn là ngàm hai đầu nữa mà chuyển thành sàn khớp hai đầu dẫn đến mô men dương của sàn tăng lên (gần gấp 2 lần) thì sàn nứt do coi thép chịu mômen dương được bố trí sát với tính toán ban đầu.
* Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;
Biện pháp xử lý
Gia cố nếu vết nứt do không đảm bảo điều kiện chịu lực
* Cần phải xem dầm có đảm bảo không. Nếu dầm đã đảm bảo có thể xử lý bằng cách kẹp treo thêm lưới thép ở bên dưới trần (sau khi đã đập bỏ lớp trát và vệ sinh bề mặt). Lát ván khuôn và bơm thêm 1 lớp bê tông sạn nhỏ mác cao dày 3-4 phân. chú ý lưới thép mới phải có néo với lưới thép cũ (khoan các lỗ đường kính 10cm trên trần theo lưới ô vuông với các bước ô khoảng 1mét) Bơm bê tông (độ sụt cao) theo các lỗ này.
* Nếu dầm chưa đảm bảo thì phải gia cường thêm dầm theo cách tương tự hoặc đặt thêm dầm phụ (cách này sẻ làm xấu không gian phòng).
Nếu vết nứt do khí hậu
* Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh.
* Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bêtông mới đông cứng.
* Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 40m)
Giảm hàm lượng xi măng
Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn , có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và, nếu có thể, tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao Dựa trên những nghiên cứu , các khuyến nghị nhằm làm giảm khả năng nứt của sàn bê tông như sau:
* Giảm hàm lượng xi măng xuống còn 650÷660 lb./yd.3 , duy trì sử dụng tro bay.
* Sử dụng bê tông có cường độ ban đầu thấp
* Sử dụng xi măng Loại II theo quy phạm AASHTO để thi công sàn cầu.
* Giới hạn tỷ lệ nước/xi măng ở mức 0,4÷0,45.
* Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
* Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn.
* Sử dụng biểu đồ tốc độ bay bơi của ACI. Đúc sàn cầu trong thời tiết mát.
* Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục.
* Nếu có thể nên chống các dầm đỡ trong quá trình thi công.
* Đổ hoàn thiện một tấm sàn một lần trong phạm vi giới hạn chiều dài tối đa cho phép theo các thông số co ngót khi khô của bê tông.
* Nếu phải đổ bê tông nhiều lần cho một chiếc cầu nhiều nhịp đơn giản, nên hoàn thành mỗi nhịp trong một lần đổ bê tông.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng không thể hoàn thành sàn cầu trong một lần đổ bê tông thì nên chia sàn cầu theo chiều dọc và đổ bê tông 2 lần.
* Nếu cầu chỉ có một nhịp đơn giản nhưng việc đổ bê tông một lần cho toàn bộ chiều dài của cầu là không thể, khi đó nên đổ bê tông cho đoạn giữa của nhịp cầu trước và diện tích của đoạn này càng lớn càng tốt.
* Nếu cần nhiều lần đổ bê tông cho một cầu nhịp liên tục, nên đổ bê tông ở khu vực trung tâm mô men âm trước và đảm bảo khoảng cách 72 giờ giữa các lần đổ.
Xử lý nứt bê tông & cách khắc phục:
Đối với một số vết nứt bê tông:có độ rộng từ 0.15mm đến 1mm, nứt do bê tông cốt thép khi thép bị rỉ. Có một số phương pháp xử lý thông thường hiện nay như sau:
* Để nguyên vị trí nứt kèm theo rò rỉ nước và không biết cách sửa chữa, và không trả tiền nhà thầu thi công
* Đập đi làm lại nhưng cũng khó tránh khỏi hiện tượng nứt trở lại vì nguyên nhân là do sự hạn chế trong xi măng, hoá chất dùng trong bê tông, đổ bê tông khối lớn; tường bê tông quá dài không co khe co ngót (có rất nhiều nguyên nhân gây lên vết nứt bê tông), việc này gây thiệt hại rất lớn cho nhà thầu thi công, chủ đầu tư về tiến độ và chất lượng
* Đục tại vết nứt thành hình chữ V và trám một số loại Epoxy ngoài thị trường. phương pháp này vẫn bị nứt trở lại vì tiết diện bám dính giữa hai mép của đường nứt nhỏ, khi nhiệt độ thay đổi , bê tông co giãn. Nếu vết nứt rộng thì xử lý được.
* Bơm Epoxy vào các vết nứt bằng máy bơm áp lực cao: chỉ trị được các vết nứt có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trở lên, còn các vết nứt có độ rộng từ 0,15 mm đến 0,5 mm(ở Việt Nam đa số là các vết nứt loại này) vẫn bị nứt lại sau khi bơm, bởi vì vết nứt nhỏ khi dùng áp lực cao để bơm keo Epoxy không đủ thời gian thẩm thấu vào hết toàn bộ chiều sâu khe nứt(vết nứt nhở cản trở)
* Dùng hệ thống xy lanh (không dùng máy bơm) bơm với áp lực thấp do vậy đưa keo vào sâu các vết nứt có độ rộng từ 0.15 mm đến 1mm (keo chảy theo kiểu thẩm thấu chậm)
Hình 5: Thi công xử lý nứt trần bê tông bằng hệ thống bơm xy lanh Epoxy
* Có nhiều loại keo Epoxy khác nhau ( E205, E206S, E206W, E207, E209, E2800)dùng cho các vết nứt có các độ rộng khác nhau (vết nứt nhỏ dùng loại keo có độ nhớt thấp, vết nứt lớn dùng loại keo có độ nhớt cao), ngoài ra còn có loại keo thi công trong mùa đông với nhiệt độ thấp, các hãng khác chỉ có một loại keo mà thôi
* Các loại keo trên đều dính được trên bề mặt ẩm (trị các vết nứt kèm theo rò rỉ nước)
* Không cần khoan đục vết nứt trứơc khi sửa chữa.
Lời kết:
- Việc nứt sàn bê tông gây ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của ngôi nhà, đặc biệt là vấn đề chống thấm khi đã bị nứt sàn bê tông.
- Với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam, những rạn nứt của bê tông xảy ra rất nhiều nên cần chú trọng ngay từ khi đổ bê tông để đạt chất lượng đảm bảo nhất.
- Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xử lý vết nứt, nhưng để đảm bảo nhất cần công ty chuyên sâu về lĩnh vực này.
- Nguồn: Xử lý nứt bê tông -
lx150- Kỵ binh tinh nhuệ
- Tổng số bài gửi : 1097
Points : 2349
Reputation : 0
Join date : 07/07/2010
Đến từ : Ha Noi
Similar topics
» Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh cao huyết áp
» Có rất nhiều nguyên nhân cần sửa chữa điều hoà
» Nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong bị khởi tố
» Cách thi công tạo khe co - khe giãn trong mặt đường bê tông xi măng
» Nguyên nhân đau răng sau khi trồng răng sứ
» Có rất nhiều nguyên nhân cần sửa chữa điều hoà
» Nguyên phó tổng thư ký báo Tiền Phong bị khởi tố
» Cách thi công tạo khe co - khe giãn trong mặt đường bê tông xi măng
» Nguyên nhân đau răng sau khi trồng răng sứ
Welcome to Casablanca's Forum :: TRUNG TÂM THẢO LUẬN :: Các vấn đề liên quan đến xây dựng :: Thi công
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết