Cấu tạo màn hình
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cấu tạo màn hình
http://my.opera.com/rocketvn/blog/show.dml/4317152
MÀN HÌNH LAPTOP
Màn hình máy tính thiết bị không thể thiếu và rất quen thuộc với mợi người nhưng ít khi chúng ta quan tâm xem :furious: màn hình máy tính chúng cấu tạo như thế nào? cách chọn và kiểm tra màn hình máy tính ra sao?...bài viết sau đây sẽ trả lời những câu hỏi trên..:yes:
1./Các khái nhiệm chung về màn hình
1./Màn hình Laptop
+ Tìm hiểu về công nghệ
- Công nghệ được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là tinh thể lỏng (LCD - Liquid Crystal Display). Kích thước và độ phân giải là hai yếu tố phân biệt giữa các sản phẩm. Độ phân giải trên LCD được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm được cấu thành bởi 3 chấm phụ: đỏ (RED), xanh lá cây (GREEN) và xanh nước biển (BLUE). 3 màu này kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị. Độ phân giải là một “thước đo” khả năng hiển thị. Ví dụ: Mànhình XGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768 (1024 là số điểm chấm theo chiều ngang, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc).
Với model SXGA 14.1” tiêu chuẩn thì độ phân giải là 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì trên SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác “rộng hơn” so với XGA.
Hầu hết màn LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với hiển thị bị động (passive matrix display). Sản phẩm TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi dòng điện rất nhỏ, giúp tốc độ hiển thị màu nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ chân thực và nhanh hơn nhiều so với các thiết bị bị động.
Nếu bóng bán dẫn nối tắt hoặc hở sẽ dẫn đến một điểm chấm không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel) và nó có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc mất hẳn, chỉ nhìn thấy màu đen.
Trong quá trình sản xuất, rất khó để có thể xác định một bóng bán dẫn bị hỏng hay không. Thường chỉ khi sản phẩm "đã ra lò" hoàn chỉnh người ta mới xác định được nó có điểm chết hay không. Nếu các nhà sản xuất LCD buộc phải loại bỏ thiết bị có điểm chết, dù chỉ là một điểm, chi phí chế tạo và giá bán của màn hình LCD có thể đã đội lên rất cao.
Vậy tiêu chuẩn của số điểm chết được chấp nhận với mỗi màn hình bao nhiêu là vừa? Câu hỏi này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất riêng biệt. Ví dụ như với Apple, không có một câu trả lời cụ thể là bao nhiêu điểm chấm hỏng sẽ được bảo hành. Hoặc với Lenovo, số lượng này được quy định tùy theo loại màn hình được sử dụng, nhìn chung rơi vào khoảng 5 - 6 chấm.
+ Hướng dẫn chăm sóc cho màn hình LCD
Công nghệ LCD cho phép laptop có thiết kế mỏng mảnh, nhỏ gọn, tiêu thụ ít điện năng, hình ảnh sắc nét… Sử dụng màn hình laptop đúng nguyên tắc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và tránh mất tiền oan do những sự cố không đáng có.
-)Điều kiện môi trường:
Ánh sáng mặt trời chói chang, ẩm ướt và bụi là những kẻ gây rắc rối rất nguy hiểm cho màn hình LCD. Do có cấu tạo đặc biệt từ những tinh thế lỏng nên màn hình khá nhạy cảm với sức nóng từ ánh sáng mặt trời, đèn cao áp, không khí quá ẩm ướt và bụi bẩn làm màn hình giảm tuổi thọ rất nhanh và xuống cấp trầm trọng; nguồn sáng phía sau (đèn nền hay backlight) bị lão hoá, màn hình sẽ tối 4 góc và bị ngả màu. Nên cần bảo quản màn hình trong điều kiện mát mẻ, sạch...
Nên đặt máy ở vị rí bằng phẳng, khoảng cách giữa màn hình máy với các vật xung quanh ở mức chuẩn là 10 cm. Màn hình laptop dễ bị bám bụi - nguyên nhân khiến màu sắc, hình ảnh thường bị mờ. Dùng bông thấm một ít nước tinh khiết hoặc cọ lông mịn để lau chùi màn hình nhẹ nhàng. Không sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa nào khác: nước rửa kính, cồn alcohol… Trước khi vệ sinh, chú ý tắt các nguồn điện và tuyệt đối tránh mọi khả năng làm đổ nước vào màn hình và thân máy. Nếu chẳng may, màn hình bị ướt nước, cần cấp tốc đem máy đến trung tâm sửa chữa laptop gần nhất.
-) Không dùng tay ấn vào màn hình
Nhiều người vẫn thường hay táy máy dùng các ngón tay miết hay chạm tay vào bề mặt của màn hình trong khi mở hoặc vệ sinh máy. Tại điểm tay bạn vừa ấn xuống, sẽ hiện lên dấu vất và phải rất lâu sau vết tích đó mới mất đí. Tuy không làm hại màn hình ngay tức thì nhưng nếu để thường xuyên xảy ra thì càng về sau, bạn sẽ thấy màu sắc hình ảnh có hiện tượng đổ màu với những vệt màu chết loang lổ rất khó chịu. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần tránh để ngón tay hoặc vật cứng chạm vào màn hình. Khi gập màn hình xuống cũng nên nhẹ tay để màn hình không bị dập một cách quá đột ngột và quá mạnh vào bàn phím.
-) Ăn màu
Khác với màn hình CRT, LCD đòi hỏi thời gian hoạt động có giới hạn. Nguồn sáng màn hình có tuổi thọ nhất định, mức chuẩn là 50.000 giờ phát sáng. Nếu luôn bật sáng màn hình và để ở một chương trình hoạt động nhất định thì màn hình rất dễ bị cháy hình, còn gọi là hiện tượng ăn màu. Nghĩa là vị trí nào khung hình đó được hiển thị lâu nhất thì màu đó có khả năng làm chết các màu khác. Do vậy, không nên để màn hình trong trạng thái hiển thị hình tĩnh liên tục mà cần phải có sự thay đổi. Ví như, cài đặt màn hình ở chế độ bảo vệ màn hình. Gập máy xuống và tắt luôn máy khi không sử dụng trong thời gian dài. Vừa tiết kiệm thời gian sử dụng vừa đảm bảo màn hình không bị cháy hình.
-) Hiện tượng bóng ma
Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trên màn hình laptop và LCD nói chung, nhất là trong lúc xem những hình ảnh động do sự chuyển đổi liên tục: xem phim hành động, chơi game… Nguyên nhân là do chu kỳ hiển thị màu trên màn hình không theo kịp chuyển đổi giữa các điểm màu với nhau.
Có những thời điểm mà khi điểm ảnh chuyển màu, màu cũ chưa kịp mất đi thì màu mới lại xuất hiện theo lệnh của card màn hình. Bởi vậy, màu cũ chập lên màu mới sinh ra hiện tượng bóng ở phía sau hình đang hiển thị. Khắc phục hiện tượng này phải triệt để ngay từ đầu, tức là ngay từ lúc mua máy bạn nên để ý thông số thời gian đáp ứng của màn hình cứ dưới 20 ms là ổn.
Thời gian đáp ứng thường được tính theo đơn vị ms, đôi khi lại ghi là tr. Giá trị này càng nhỏ thì hiện tượng bóng ma càng ít xuất hiện.
-) Điểm chết
Khi chọn mua laptop hoặc màn hình LCD, ngoài việc quan tâm đến tên tuổi nhà sản xuất, chất lượng thiết kế máy, cấu hình hoạt động thì khách hàng nên chú ý đến các điểm chết trên màn hình. Điểm chết được hiểu là những điểm chỉ có một màu nhất định (hoặc đen hoặc trắng) và không có khả năng hiển thị các màu sắc khác. Thật ra, các điểm này vô cùng nhỏ, khó nhìn thấy và bất kỳ màn hình LCD nào cũng có những điểm chết này. Nếu số điểm chết vượt ngưỡng 4 thì tốt nhất bạn nên chọn máy khác. Cách thử khá đơn giản: cho máy khởi động, vào desktop chọn hình nền màu đen để xem điểm chết sáng và ngược lại chọn hình nền trắng để tìm điểm chết đen.
Mỗi lần thử nếu thấy số điểm chết dưới 4, bạn có thể yên tâm chọn mua, còn nếu vượt ngưỡng 4 thì nên đổi máy. Tránh trường hợp sau này màn hình sẽ lốm đốm những điểm bị mất màu (chết màu).
-)Màn hình gặp sự cố
Dấu hiệu đầu tiên là ngừng phát sáng, không thể nhìn thấy mặc dù đã khởi động máy. Thông thường, nếu là với màn hình CRT, bạn có thể dễ dàng tháo PC ra để kiểm tra card màn hình hoặc cổng giao tiếp giữa card màn hình với mặt hiển thị màn hình. Riêng với laptop thì không nên có bất kỳ một hành động tự sửa chữa nào. Cách làm hiệu quả nhất là nhanh chóng đến các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất nhờ can thiệp.
Màn hình rất đắt (chiếm 1/3 giá trị của máy), nếu bạn táy máy làm hỏng thì chẳng có trạm bảo hành nào có thể cứu chữa được. Khi đó, bạn phải tốn tiền thay thế nó hoặc có khi không tìm được loại tương đương đành bỏ xó hoặc phải sắm ngay máy mới nếu công việc của bạn đòi hỏi không thể thiếu vắng nó dù chỉ 1 ngày.
MÀN HÌNH LAPTOP
Màn hình máy tính thiết bị không thể thiếu và rất quen thuộc với mợi người nhưng ít khi chúng ta quan tâm xem :furious: màn hình máy tính chúng cấu tạo như thế nào? cách chọn và kiểm tra màn hình máy tính ra sao?...bài viết sau đây sẽ trả lời những câu hỏi trên..:yes:
1./Các khái nhiệm chung về màn hình
1./Màn hình Laptop
+ Tìm hiểu về công nghệ
- Công nghệ được sử dụng phổ biến trong các dòng máy tính xách tay trên thị trường hiện nay là tinh thể lỏng (LCD - Liquid Crystal Display). Kích thước và độ phân giải là hai yếu tố phân biệt giữa các sản phẩm. Độ phân giải trên LCD được xác định bằng các điểm chấm (pixel). Mỗi điểm được cấu thành bởi 3 chấm phụ: đỏ (RED), xanh lá cây (GREEN) và xanh nước biển (BLUE). 3 màu này kết hợp với nhau để tạo thành màu hoàn chỉnh cần hiển thị. Độ phân giải là một “thước đo” khả năng hiển thị. Ví dụ: Mànhình XGA 14.1” tiêu chuẩn sẽ có độ phân giải 1024 x 768 (1024 là số điểm chấm theo chiều ngang, 768 là số điểm chấm theo chiều dọc).
Với model SXGA 14.1” tiêu chuẩn thì độ phân giải là 1280 x 1024. Nếu một hình ảnh ở trên XGA có kích thước 20 x 10 pixel, thì trên SXGA, nó sẽ có kích thước tương đối nhỏ hơn, mặc dù số điểm chấm được sử dụng để hiển thị là như nhau. Điều này giúp cho SXGA hiển thị được nhiều hình ảnh hơn, tạo nên cảm giác “rộng hơn” so với XGA.
Hầu hết màn LCD hiện nay sử dụng công nghệ TFT (Thin-Film Transistor), hay còn gọi là hiển thị chủ động (active matrix display). Tên gọi này để phân biệt với hiển thị bị động (passive matrix display). Sản phẩm TFT sử dụng một bóng bán dẫn (transistor) riêng biệt tại mỗi điểm chấm phụ, được kích hoạt bởi dòng điện rất nhỏ, giúp tốc độ hiển thị màu nhanh hơn. Do đó, với màn hình hiển thị chủ động, các thay đổi về màu sắc hay hình ảnh sẽ chân thực và nhanh hơn nhiều so với các thiết bị bị động.
Nếu bóng bán dẫn nối tắt hoặc hở sẽ dẫn đến một điểm chấm không có khả năng hiển thị màu sắc bình thường, gọi là điểm chết (dead pixel) và nó có thể bị sáng, chỉ hiển thị một màu như màu đỏ, màu xanh, màu trắng hoặc mất hẳn, chỉ nhìn thấy màu đen.
Trong quá trình sản xuất, rất khó để có thể xác định một bóng bán dẫn bị hỏng hay không. Thường chỉ khi sản phẩm "đã ra lò" hoàn chỉnh người ta mới xác định được nó có điểm chết hay không. Nếu các nhà sản xuất LCD buộc phải loại bỏ thiết bị có điểm chết, dù chỉ là một điểm, chi phí chế tạo và giá bán của màn hình LCD có thể đã đội lên rất cao.
Vậy tiêu chuẩn của số điểm chết được chấp nhận với mỗi màn hình bao nhiêu là vừa? Câu hỏi này phụ thuộc vào mỗi nhà sản xuất riêng biệt. Ví dụ như với Apple, không có một câu trả lời cụ thể là bao nhiêu điểm chấm hỏng sẽ được bảo hành. Hoặc với Lenovo, số lượng này được quy định tùy theo loại màn hình được sử dụng, nhìn chung rơi vào khoảng 5 - 6 chấm.
+ Hướng dẫn chăm sóc cho màn hình LCD
Công nghệ LCD cho phép laptop có thiết kế mỏng mảnh, nhỏ gọn, tiêu thụ ít điện năng, hình ảnh sắc nét… Sử dụng màn hình laptop đúng nguyên tắc sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và tránh mất tiền oan do những sự cố không đáng có.
-)Điều kiện môi trường:
Ánh sáng mặt trời chói chang, ẩm ướt và bụi là những kẻ gây rắc rối rất nguy hiểm cho màn hình LCD. Do có cấu tạo đặc biệt từ những tinh thế lỏng nên màn hình khá nhạy cảm với sức nóng từ ánh sáng mặt trời, đèn cao áp, không khí quá ẩm ướt và bụi bẩn làm màn hình giảm tuổi thọ rất nhanh và xuống cấp trầm trọng; nguồn sáng phía sau (đèn nền hay backlight) bị lão hoá, màn hình sẽ tối 4 góc và bị ngả màu. Nên cần bảo quản màn hình trong điều kiện mát mẻ, sạch...
Nên đặt máy ở vị rí bằng phẳng, khoảng cách giữa màn hình máy với các vật xung quanh ở mức chuẩn là 10 cm. Màn hình laptop dễ bị bám bụi - nguyên nhân khiến màu sắc, hình ảnh thường bị mờ. Dùng bông thấm một ít nước tinh khiết hoặc cọ lông mịn để lau chùi màn hình nhẹ nhàng. Không sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa nào khác: nước rửa kính, cồn alcohol… Trước khi vệ sinh, chú ý tắt các nguồn điện và tuyệt đối tránh mọi khả năng làm đổ nước vào màn hình và thân máy. Nếu chẳng may, màn hình bị ướt nước, cần cấp tốc đem máy đến trung tâm sửa chữa laptop gần nhất.
-) Không dùng tay ấn vào màn hình
Nhiều người vẫn thường hay táy máy dùng các ngón tay miết hay chạm tay vào bề mặt của màn hình trong khi mở hoặc vệ sinh máy. Tại điểm tay bạn vừa ấn xuống, sẽ hiện lên dấu vất và phải rất lâu sau vết tích đó mới mất đí. Tuy không làm hại màn hình ngay tức thì nhưng nếu để thường xuyên xảy ra thì càng về sau, bạn sẽ thấy màu sắc hình ảnh có hiện tượng đổ màu với những vệt màu chết loang lổ rất khó chịu. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần tránh để ngón tay hoặc vật cứng chạm vào màn hình. Khi gập màn hình xuống cũng nên nhẹ tay để màn hình không bị dập một cách quá đột ngột và quá mạnh vào bàn phím.
-) Ăn màu
Khác với màn hình CRT, LCD đòi hỏi thời gian hoạt động có giới hạn. Nguồn sáng màn hình có tuổi thọ nhất định, mức chuẩn là 50.000 giờ phát sáng. Nếu luôn bật sáng màn hình và để ở một chương trình hoạt động nhất định thì màn hình rất dễ bị cháy hình, còn gọi là hiện tượng ăn màu. Nghĩa là vị trí nào khung hình đó được hiển thị lâu nhất thì màu đó có khả năng làm chết các màu khác. Do vậy, không nên để màn hình trong trạng thái hiển thị hình tĩnh liên tục mà cần phải có sự thay đổi. Ví như, cài đặt màn hình ở chế độ bảo vệ màn hình. Gập máy xuống và tắt luôn máy khi không sử dụng trong thời gian dài. Vừa tiết kiệm thời gian sử dụng vừa đảm bảo màn hình không bị cháy hình.
-) Hiện tượng bóng ma
Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trên màn hình laptop và LCD nói chung, nhất là trong lúc xem những hình ảnh động do sự chuyển đổi liên tục: xem phim hành động, chơi game… Nguyên nhân là do chu kỳ hiển thị màu trên màn hình không theo kịp chuyển đổi giữa các điểm màu với nhau.
Có những thời điểm mà khi điểm ảnh chuyển màu, màu cũ chưa kịp mất đi thì màu mới lại xuất hiện theo lệnh của card màn hình. Bởi vậy, màu cũ chập lên màu mới sinh ra hiện tượng bóng ở phía sau hình đang hiển thị. Khắc phục hiện tượng này phải triệt để ngay từ đầu, tức là ngay từ lúc mua máy bạn nên để ý thông số thời gian đáp ứng của màn hình cứ dưới 20 ms là ổn.
Thời gian đáp ứng thường được tính theo đơn vị ms, đôi khi lại ghi là tr. Giá trị này càng nhỏ thì hiện tượng bóng ma càng ít xuất hiện.
-) Điểm chết
Khi chọn mua laptop hoặc màn hình LCD, ngoài việc quan tâm đến tên tuổi nhà sản xuất, chất lượng thiết kế máy, cấu hình hoạt động thì khách hàng nên chú ý đến các điểm chết trên màn hình. Điểm chết được hiểu là những điểm chỉ có một màu nhất định (hoặc đen hoặc trắng) và không có khả năng hiển thị các màu sắc khác. Thật ra, các điểm này vô cùng nhỏ, khó nhìn thấy và bất kỳ màn hình LCD nào cũng có những điểm chết này. Nếu số điểm chết vượt ngưỡng 4 thì tốt nhất bạn nên chọn máy khác. Cách thử khá đơn giản: cho máy khởi động, vào desktop chọn hình nền màu đen để xem điểm chết sáng và ngược lại chọn hình nền trắng để tìm điểm chết đen.
Mỗi lần thử nếu thấy số điểm chết dưới 4, bạn có thể yên tâm chọn mua, còn nếu vượt ngưỡng 4 thì nên đổi máy. Tránh trường hợp sau này màn hình sẽ lốm đốm những điểm bị mất màu (chết màu).
-)Màn hình gặp sự cố
Dấu hiệu đầu tiên là ngừng phát sáng, không thể nhìn thấy mặc dù đã khởi động máy. Thông thường, nếu là với màn hình CRT, bạn có thể dễ dàng tháo PC ra để kiểm tra card màn hình hoặc cổng giao tiếp giữa card màn hình với mặt hiển thị màn hình. Riêng với laptop thì không nên có bất kỳ một hành động tự sửa chữa nào. Cách làm hiệu quả nhất là nhanh chóng đến các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất nhờ can thiệp.
Màn hình rất đắt (chiếm 1/3 giá trị của máy), nếu bạn táy máy làm hỏng thì chẳng có trạm bảo hành nào có thể cứu chữa được. Khi đó, bạn phải tốn tiền thay thế nó hoặc có khi không tìm được loại tương đương đành bỏ xó hoặc phải sắm ngay máy mới nếu công việc của bạn đòi hỏi không thể thiếu vắng nó dù chỉ 1 ngày.
Re: Cấu tạo màn hình
cấu tạo và hoạt động của màn hình LED?
Màn hình LED, hiện đang được hỗ trợ phát triển bởi tập đoàn Samsung. LED – Light emitting Diode, điôt phát quang, là một loại điốt bán dẫn có khả năng phát ra ánh sáng khả kiến, cũng như các loại bức xạ hồng ngoại và tử ngoại. Cấu tạo của LED gồm hai khối bán dẫn, một khối loại p, và một khối loại n ghép với nhau. Khi đặt một điện áp thuận vào hai đầu LED, lỗ trỗng trong khối bán dẫn p và electron trong khối bán dẫn n chuyển động về phía nhau. Tại mặt tiếp xúc xảy ra một số tương tác giữa lỗ trống và electron. Trong quá trình tương tác này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng khả kiến hoặc các bức xạ điện từ khác như tia hồng ngoại, tử ngoại. Bước sóng của ánh sáng khả kiến phát ra phụ thuộc vào mức năng lượng được giải phóng. Mức năng lượng được giải phóng phụ thuộc vào cấu trúc nguyên tử của chất làm bán dẫn. Ngày nay, nhờ nghiên cứu về vật liệu bán dẫn, con người có thể chế tạo được những LED có khả năng phát ra màu sắc như mong muốn, trong đó có ba màu cơ bản của hệ màu RGB là xanh, xanh lá, đỏ.
Ứng dụng LED trong việc sản xuất màn hình, mỗi điểm ảnh sẽ được cấu tạo từ ba LED: xanh, xanh lá, đỏ. Nhờ điều chỉnh cường độ sáng của từng LED, có thể thay đổi cường độ sáng tỉ đối của ba LED so với nhau, nhờ đó tạo ra màu sắc tổng hợp tại mỗi điểm ảnh. Khi muốn điểm ảnh tắt, chỉ cần tắt toàn bộ 3 LED là có thể thu được màu đen tuyệt đối, không gặp phải hiện tượng màu đen không chân thực do lộ sáng từ đèn nền như với màn hình LCD.
Để chiếu sáng toàn bộ màn hình, các đèn nền LED phải xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu. Việc sắp xếp như vậy cho phép điều chỉnh độ sáng chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, do đó mang lại sự tương phản tốt hơn, loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc mà màn hình LCD thông thường gặp phải. Sự thân thiện với môi trường do không chứa thủy ngân, không thạch tín cũng là một tiêu chuẩn đáng quan tâm trong bối cảnh công nghệ ‘IT sạch” đang rất được đề cao.
Các thiết bị di động sử dụng nền LED là những ứng dụng xuất hiện đầu tiên và đã trở nên phổ biến. Hãng sản xuất máy chơi game PlayStation Portable đã ứng dụng công nghệ này vì các game thủ luôn khắt khe về chất lượng hình ảnh trong game và sẵn sàng bỏ thêm tiền để có được sự khác biệt.
Đèn nền LED cũng sẽ trở thành chuẩn mới trên laptop vì đối với những thiết bị này, việc tiết kiệm năng lượng quan trọng hơn cả việc tăng cường tính năng, mà màn hình lại được đánh giá là thiết bị “ngốn pin” nhất. Mới đây, DELL đã tuyên bố đến cuối năm 2009, 80% laptop DELL bao gồm cả những model đang hiện hữu trên thị trường lẫn những model mới. Việc sử dụng màn hình LED cũng giúp kéo dài tuổi thọ pin cho laptop, từ mức trung bình 3 - 3,5 giờ lên khoảng 6 giờ, trọng lượng máy cũng sẽ được giảm đáng kể so với hiện tại.
Đây là một trong những thông tin đáng mừng cho người tiêu dùng vì xu hướng gọn nhẹ đang được quan tâm. Một số dòng máy tiêu biểu của DELL hiện tại được trang bị màn hình LED là XPS M1530, Dell Studio 17...
Cũng nhờ tính năng mỏng, nhẹ nên màn hình LED được một số hãng sử dụng cho các dòng máy tính siêu mỏng. Hãng Apple đã tận dụng công nghệ LED cho ra đời MacBook Air. Khi mới ra đời, dòng máy này đã gây kinh ngạc với chỗ mỏng nhất của máy là 0,4mm, còn chỗ dày nhất cũng chỉ có 1,94mm. Máy cũng chỉ có nặng 1,36kg.
HP cho ra đời HP Pavilion DV3500T, dòng máy đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ LED. Sony với hàng loạt dòng sử dụng LED như VAIO VGN- SZ47, VAIO VGN-TZ18GN. Fujitsu cũng có dòng máy LifeBook P7230. Trong tương lai gần sẽ còn nhiều hãng máy tính ứng dụng công nghệ LED cho sản phẩm của mình.
Ngoài việc ứng dụng cho màn hình laptop, LED đang từng bước được tích hợp vào các dòng tivi LCD cao cấp. Sony đang áp dụng công nghệ này vào sản phẩm Qualia 005 LCD TV. AU Optronics thì đã cho ra mắt dòng sản phẩm màn hình LCD 23 ‘‘ chiếu sáng nền bằng LED dành riêng cho dân thiết kế đồ họa và tạo mẫu.
Với các màn hình càng lớn càng cần nhiều đèn LED vì thế giá thành cũng sẽ tăng cao đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định, giá các sản phẩm sẽ giảm xuống khi công nghệ thực sự thâm nhập vào thị trường.
Trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, người ta cũng đã sử dụng các màn hình LED khổng lồ để chiếu các clip. Một trong những màn hình thuộc hàng “ngoại hạng” về kích cỡ hiện đang có mặt ở Dubai, theo bản thiết kế của công ty Tameer, có kích thước 100m x 20m, có thể nhìn rõ từ khoảng cách 1,5 km.
Ngoài các ứng dụng tiêu biểu kể trên, hiện nay màn hình LED đơn giản đã xuất hiện khắp nơi với các hình thức như bảng chỉ dẫn, bảng hiệu… Điều đó cho thấy công nghệ màn hình LED đã và đang phổ thông với cuộc sống ngày nay.
Hãy tưởng tượng một ngày không xa, bạn được sở hữu một chiếc TV độ phân giải cao với kích thước lớn 100 ’’ nhưng có độ dày vài mm, tiêu thụ rất ít điện năng và có thể cuộn lại được khi bạn không dùng nó. Bạn có thể dán trên kính chiếc xe ô tô, quần áo của bạn... Những thiết bị này sẽ có thể thành hiện thực trong tương lai không xa với sự trợ giúp của một công nghệ gọi là OLED (Organic Light-Emitting Diode: Diode phát sáng hữu cơ).
OLED được tạo ra lần đầu tiên năm 1987 bởi hãng Kodak. OLED sáng hơn LED, bởi các lớp hữu cơ của OLED mỏng hơn nhiều các lớp tinh thể vô cơ tương ứng của LED. Các lớp phát quang của OLED nhẹ hơn nên tấm nền của OLED có thể mềm dẻo thay vì cứng rắn. OLED tự phát sáng nên rất tiết kiệm điện năng. Màn hình sử dụng OLED có góc nhìn rộng khoảng 170° nên góc ngồi xéo cũng có thể xem tốt không bị lóe sáng.
Sau sự khơi mào của Sony với tivi XEL1 11” . Tại hội chợ triển lãm quốc tế FPD 2008, Samsung giới thiệu màn hình OLED 40” với độ phân giải 1920x1080, độ tương phản kỷ lục 1.000.000:1 với khả năng thể hiện các gam màu đạt đến 107% NTSC với độ sáng 200cd/m2 và bề dày chỉ từ 8-9 mm. Điều đó cho thấy thị trường màn hình OLED cỡ lớn đang ngày càng sôi động, nó không còn dừng ở những ứng dụng cỡ nhỏ như điện thoại, PDA hay màn hình máy ảnh số…
LED và OLED không mới nhưng đang được ứng dụng rộng rãi. Vì các tính năng hợp với xu hướng hiện nay, chuộng các sản phẩm tiết kiệm điện năng, mỏng, nhẹ và thân thiện môi trường. Do đó chúng chính là những chiếc màn hình của tương lai.
(Các) nguồn
http://windowsvn.net/
Màn hình LED, hiện đang được hỗ trợ phát triển bởi tập đoàn Samsung. LED – Light emitting Diode, điôt phát quang, là một loại điốt bán dẫn có khả năng phát ra ánh sáng khả kiến, cũng như các loại bức xạ hồng ngoại và tử ngoại. Cấu tạo của LED gồm hai khối bán dẫn, một khối loại p, và một khối loại n ghép với nhau. Khi đặt một điện áp thuận vào hai đầu LED, lỗ trỗng trong khối bán dẫn p và electron trong khối bán dẫn n chuyển động về phía nhau. Tại mặt tiếp xúc xảy ra một số tương tác giữa lỗ trống và electron. Trong quá trình tương tác này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng khả kiến hoặc các bức xạ điện từ khác như tia hồng ngoại, tử ngoại. Bước sóng của ánh sáng khả kiến phát ra phụ thuộc vào mức năng lượng được giải phóng. Mức năng lượng được giải phóng phụ thuộc vào cấu trúc nguyên tử của chất làm bán dẫn. Ngày nay, nhờ nghiên cứu về vật liệu bán dẫn, con người có thể chế tạo được những LED có khả năng phát ra màu sắc như mong muốn, trong đó có ba màu cơ bản của hệ màu RGB là xanh, xanh lá, đỏ.
Ứng dụng LED trong việc sản xuất màn hình, mỗi điểm ảnh sẽ được cấu tạo từ ba LED: xanh, xanh lá, đỏ. Nhờ điều chỉnh cường độ sáng của từng LED, có thể thay đổi cường độ sáng tỉ đối của ba LED so với nhau, nhờ đó tạo ra màu sắc tổng hợp tại mỗi điểm ảnh. Khi muốn điểm ảnh tắt, chỉ cần tắt toàn bộ 3 LED là có thể thu được màu đen tuyệt đối, không gặp phải hiện tượng màu đen không chân thực do lộ sáng từ đèn nền như với màn hình LCD.
Để chiếu sáng toàn bộ màn hình, các đèn nền LED phải xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu. Việc sắp xếp như vậy cho phép điều chỉnh độ sáng chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn hình, do đó mang lại sự tương phản tốt hơn, loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc mà màn hình LCD thông thường gặp phải. Sự thân thiện với môi trường do không chứa thủy ngân, không thạch tín cũng là một tiêu chuẩn đáng quan tâm trong bối cảnh công nghệ ‘IT sạch” đang rất được đề cao.
Các thiết bị di động sử dụng nền LED là những ứng dụng xuất hiện đầu tiên và đã trở nên phổ biến. Hãng sản xuất máy chơi game PlayStation Portable đã ứng dụng công nghệ này vì các game thủ luôn khắt khe về chất lượng hình ảnh trong game và sẵn sàng bỏ thêm tiền để có được sự khác biệt.
Đèn nền LED cũng sẽ trở thành chuẩn mới trên laptop vì đối với những thiết bị này, việc tiết kiệm năng lượng quan trọng hơn cả việc tăng cường tính năng, mà màn hình lại được đánh giá là thiết bị “ngốn pin” nhất. Mới đây, DELL đã tuyên bố đến cuối năm 2009, 80% laptop DELL bao gồm cả những model đang hiện hữu trên thị trường lẫn những model mới. Việc sử dụng màn hình LED cũng giúp kéo dài tuổi thọ pin cho laptop, từ mức trung bình 3 - 3,5 giờ lên khoảng 6 giờ, trọng lượng máy cũng sẽ được giảm đáng kể so với hiện tại.
Đây là một trong những thông tin đáng mừng cho người tiêu dùng vì xu hướng gọn nhẹ đang được quan tâm. Một số dòng máy tiêu biểu của DELL hiện tại được trang bị màn hình LED là XPS M1530, Dell Studio 17...
Cũng nhờ tính năng mỏng, nhẹ nên màn hình LED được một số hãng sử dụng cho các dòng máy tính siêu mỏng. Hãng Apple đã tận dụng công nghệ LED cho ra đời MacBook Air. Khi mới ra đời, dòng máy này đã gây kinh ngạc với chỗ mỏng nhất của máy là 0,4mm, còn chỗ dày nhất cũng chỉ có 1,94mm. Máy cũng chỉ có nặng 1,36kg.
HP cho ra đời HP Pavilion DV3500T, dòng máy đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ LED. Sony với hàng loạt dòng sử dụng LED như VAIO VGN- SZ47, VAIO VGN-TZ18GN. Fujitsu cũng có dòng máy LifeBook P7230. Trong tương lai gần sẽ còn nhiều hãng máy tính ứng dụng công nghệ LED cho sản phẩm của mình.
Ngoài việc ứng dụng cho màn hình laptop, LED đang từng bước được tích hợp vào các dòng tivi LCD cao cấp. Sony đang áp dụng công nghệ này vào sản phẩm Qualia 005 LCD TV. AU Optronics thì đã cho ra mắt dòng sản phẩm màn hình LCD 23 ‘‘ chiếu sáng nền bằng LED dành riêng cho dân thiết kế đồ họa và tạo mẫu.
Với các màn hình càng lớn càng cần nhiều đèn LED vì thế giá thành cũng sẽ tăng cao đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định, giá các sản phẩm sẽ giảm xuống khi công nghệ thực sự thâm nhập vào thị trường.
Trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, người ta cũng đã sử dụng các màn hình LED khổng lồ để chiếu các clip. Một trong những màn hình thuộc hàng “ngoại hạng” về kích cỡ hiện đang có mặt ở Dubai, theo bản thiết kế của công ty Tameer, có kích thước 100m x 20m, có thể nhìn rõ từ khoảng cách 1,5 km.
Ngoài các ứng dụng tiêu biểu kể trên, hiện nay màn hình LED đơn giản đã xuất hiện khắp nơi với các hình thức như bảng chỉ dẫn, bảng hiệu… Điều đó cho thấy công nghệ màn hình LED đã và đang phổ thông với cuộc sống ngày nay.
Hãy tưởng tượng một ngày không xa, bạn được sở hữu một chiếc TV độ phân giải cao với kích thước lớn 100 ’’ nhưng có độ dày vài mm, tiêu thụ rất ít điện năng và có thể cuộn lại được khi bạn không dùng nó. Bạn có thể dán trên kính chiếc xe ô tô, quần áo của bạn... Những thiết bị này sẽ có thể thành hiện thực trong tương lai không xa với sự trợ giúp của một công nghệ gọi là OLED (Organic Light-Emitting Diode: Diode phát sáng hữu cơ).
OLED được tạo ra lần đầu tiên năm 1987 bởi hãng Kodak. OLED sáng hơn LED, bởi các lớp hữu cơ của OLED mỏng hơn nhiều các lớp tinh thể vô cơ tương ứng của LED. Các lớp phát quang của OLED nhẹ hơn nên tấm nền của OLED có thể mềm dẻo thay vì cứng rắn. OLED tự phát sáng nên rất tiết kiệm điện năng. Màn hình sử dụng OLED có góc nhìn rộng khoảng 170° nên góc ngồi xéo cũng có thể xem tốt không bị lóe sáng.
Sau sự khơi mào của Sony với tivi XEL1 11” . Tại hội chợ triển lãm quốc tế FPD 2008, Samsung giới thiệu màn hình OLED 40” với độ phân giải 1920x1080, độ tương phản kỷ lục 1.000.000:1 với khả năng thể hiện các gam màu đạt đến 107% NTSC với độ sáng 200cd/m2 và bề dày chỉ từ 8-9 mm. Điều đó cho thấy thị trường màn hình OLED cỡ lớn đang ngày càng sôi động, nó không còn dừng ở những ứng dụng cỡ nhỏ như điện thoại, PDA hay màn hình máy ảnh số…
LED và OLED không mới nhưng đang được ứng dụng rộng rãi. Vì các tính năng hợp với xu hướng hiện nay, chuộng các sản phẩm tiết kiệm điện năng, mỏng, nhẹ và thân thiện môi trường. Do đó chúng chính là những chiếc màn hình của tương lai.
(Các) nguồn
http://windowsvn.net/
Re: Cấu tạo màn hình
http://www.ant7.com/forum/forum_post.asp?TID=6053&PN=1
Cấu tạo của laptop nhẹ nhất trên thị trường Portege R600
Chiếc máy tính Portege R600 màn hình 12,1 inch của Toshiba nặng có 950 gram với phần dày nhất cũng chỉ 19,5 mm và nó đã được tháo rời để lý giải tại sao hệ thống lại nhẹ đến thế.
Portege R600 mảnh mai nhưng khá bền.
Bộ khung magiê được làm rỗ tổ ong để giảm trọng lượng máy.
Bên trong laptop với bộ phận chiếm diện tích nhất là ổ quang ở bên trái còn góc cuối bên phải là ổ SSD. Phía trên là bảng mạch chủ và quạt làm mát.
Dải cáp mỏng nối ổ SSD 128 GB với bảng mạch chủ. Ổ lưu trữ thể rắn này không cần đến vỏ bọc, lộ rõ 8 chip nhớ. Toshiba mới đây công bố ổ SSD lên tới 500 GB
Ổ quang trong R600 cũng là ổ ghi DVD mỏng nhất trên thị trường (7 mm) và cũng được gắn với bảng mạch bằng dải cáp mỏng.
Những phần không cần thiết đã được cắt bỏ để bảng mạch trông gọn nhẹ hơn.
Cổng nguồn cũng không được hàn trực tiếp vào bảng mạch và được đặt ở cạnh (thay vì phía sau) để người sử dụng không quên cắm vào hoặc rút ra khi di chuyển laptop.
Quạt làm mát dày hơn một chút so với phiên bản Portege R500 và hệ thống sử dụng chip tiết kiệm điện năng Intel Core 2 Duo U9400 1,4 GHz.
Bàn phím vẫn gắn với phần màn hình cả khi các linh kiện bên trong được gỡ ra.
Màn hình được tháo rời.
Màn hình mỏng và có thể uốn cong.
Nắp gập màn hình rất mỏng nhưng vẫn đủ chỗ để lắp webcam.
Mặt sau bàn phím và bàn lăn chuột cảm ứng.
Cấu tạo của laptop nhẹ nhất trên thị trường Portege R600
Chiếc máy tính Portege R600 màn hình 12,1 inch của Toshiba nặng có 950 gram với phần dày nhất cũng chỉ 19,5 mm và nó đã được tháo rời để lý giải tại sao hệ thống lại nhẹ đến thế.
Portege R600 mảnh mai nhưng khá bền.
Bộ khung magiê được làm rỗ tổ ong để giảm trọng lượng máy.
Bên trong laptop với bộ phận chiếm diện tích nhất là ổ quang ở bên trái còn góc cuối bên phải là ổ SSD. Phía trên là bảng mạch chủ và quạt làm mát.
Dải cáp mỏng nối ổ SSD 128 GB với bảng mạch chủ. Ổ lưu trữ thể rắn này không cần đến vỏ bọc, lộ rõ 8 chip nhớ. Toshiba mới đây công bố ổ SSD lên tới 500 GB
Ổ quang trong R600 cũng là ổ ghi DVD mỏng nhất trên thị trường (7 mm) và cũng được gắn với bảng mạch bằng dải cáp mỏng.
Những phần không cần thiết đã được cắt bỏ để bảng mạch trông gọn nhẹ hơn.
Cổng nguồn cũng không được hàn trực tiếp vào bảng mạch và được đặt ở cạnh (thay vì phía sau) để người sử dụng không quên cắm vào hoặc rút ra khi di chuyển laptop.
Quạt làm mát dày hơn một chút so với phiên bản Portege R500 và hệ thống sử dụng chip tiết kiệm điện năng Intel Core 2 Duo U9400 1,4 GHz.
Bàn phím vẫn gắn với phần màn hình cả khi các linh kiện bên trong được gỡ ra.
Màn hình được tháo rời.
Màn hình mỏng và có thể uốn cong.
Nắp gập màn hình rất mỏng nhưng vẫn đủ chỗ để lắp webcam.
Mặt sau bàn phím và bàn lăn chuột cảm ứng.
Re: Cấu tạo màn hình
Lap rap Laptop
lx150- Kỵ binh tinh nhuệ
- Tổng số bài gửi : 1097
Points : 2349
Reputation : 0
Join date : 07/07/2010
Đến từ : Ha Noi
Similar topics
» Mô hình mut xốp
» Sơ Đồ 10 Bài Thi Sa Hình lái xe ô tô B2
» Web chia se hinh anh
» Chuông cửa màn hình
» Màn hình oppo
» Sơ Đồ 10 Bài Thi Sa Hình lái xe ô tô B2
» Web chia se hinh anh
» Chuông cửa màn hình
» Màn hình oppo
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết