Welcome to Casablanca's Forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Rệp - Một số điều nên biết

Go down

Rệp - Một số điều nên biết Empty Rệp - Một số điều nên biết

Bài gửi by Admin 17/10/2010, 06:53

Rệp

http://vi.wikipedia.org/wiki/Con_r%E1%BB%87p

http://eva.vn/suc-khoe/rep-giuong-hut-mau-xuat-hien-o-ha-noi-c131a37404.html

http://www.vho.vn/search.php?ID=10948&keyword=

Rệp - Một số điều nên biết T%E1%BA%ADp_tin:Cimex_lectularius

Rệp - Một số điều nên biết 1282621999_rep_23.8.01



Cảnh giác với rệp giường

Rệp giường phổ biến nhất là Cimex lectularius sống trong nhà ở. Theo một số tài liệu, chúng được biết đến từ thời thượng cổ. Rệp có cơ thể dẹt, hình bầu dục dài khoảng 4-7mm, thuộc loại côn trùng không cánh thứ sinh (xem ảnh). Bình thường rệp màu nâu, khi no máu cơ thể chúng trở nên tròn trĩnh và có màu nâu đỏ, sau thành nâu đen.

Rệp giường phổ biến nhất là Cimex lectularius sống trong nhà ở. Theo một số tài liệu, chúng được biết đến từ thời thượng cổ. Rệp có cơ thể dẹt, hình bầu dục dài khoảng 4-7mm, thuộc loại côn trùng không cánh thứ sinh (xem ảnh). Bình thường rệp màu nâu, khi no máu cơ thể chúng trở nên tròn trĩnh và có màu nâu đỏ, sau thành nâu đen.
Cơ thể rệp chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu dẹt, mang mắt kép lồi rõ hai bên và phía trước có 2 râu. Ngực gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Bụng hình bầu dục gồm 11 đốt, ta có thể thấy được 8 đốt còn 3 đốt cuối biến đổi thành cơ quan sinh dục ngoài.

Rệp sinh trưởng như thế nào?
Vòng đời của rệp gồm 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Trứng màu trắng sữa, dài khoảng 1mm. Thiếu trùng giống với rệp trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Để hoàn thành sự phát triển từ trứng đến trưởng thành, cần thời gian từ 6 tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và điều kiện dinh dưỡng bằng cách tìm mồi hút máu. Trong chu kỳ sống, rệp giường bắt đầu hút máu từ thiếu trùng giai đoạn 5 và đến khi trưởng thành thì cả rệp đực, rệp cái đều hút máu. Rệp tìm mồi định hướng bằng nhiệt và cacbon dioxit tỏa ra từ vật chủ. Chúng hút máu bằng cách cắm vòi vào da vật chủ. Vòi của rệp sau khi cắm vào da vật chủ vừa tiết chất chống đông máu và chất gây tê vừa hút máu vào dạ dày, mặc dù vậy vết đốt cũng có thể gây đau và phản ứng kéo dài đến 9, 10 ngày... Rệp có thể hút máu bất kỳ nơi nào trên cơ thể người nếu chúng có điều kiện tiếp xúc, song người ta ghi nhận vết đốt của rệp tập trung nhiều nhất là ở tay và vai. Thời gian hút máu cho đến no của rệp trưởng thành khoảng 6-10 phút, thời gian hút máu của thiếu trùng ít hơn. Cứ sau 3 ngày rệp lại hút máu một lần, thế nhưng chúng có thể nhịn đói mà vẫn sống đến vài năm. Chúng hút máu chủ yếu vào ban đêm, song khi gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể hút máu vào ban ngày. Rệp giường giao phối không bằng cách thông thường như các sinh vật khác vì rệp cái không đáp ứng giao phối nên rệp đực phải sử dụng cơ quan giao phối phụ châm thẳng vào cơ thể rệp cái, rệp cái được thụ tinh nhưng cũng bị tổn thương nên tạm gọi là “thụ tinh qua vết thương”. Rệp cái đẻ 5 trứng một ngày và trong cả cuộc đời chúng có thể đẻ tới 500 trứng.
Ban ngày, chúng ẩn trong những chỗ tối, khô trong giường đệm, khe kẽ trên tường, sàn nhà và các đồ dùng trong gia đình. Cũng có thể tìm thấy rệp trú đằng sau các bức tranh, giấy dán tường... nơi ẩn náu cũng là nơi đẻ trứng. Tuy nhiên nơi trú ẩn ưa thích nhất của chúng là giường ngủ nên người ta còn gọi chúng với cái tên là rệp giường.

Rệp gây ra bệnh gì cho con người?
Mặc dù người ta đã tìm thấy trong cơ thể rệp chứa các tác nhân gây bệnh như: dịch hạch, hồi quy, sốt Q, Tularemia, viêm gan B... Song cho đến nay chưa có tài liệu nào chứng minh được rệp là vật truyền bệnh, trừ trường hợp chúng có thể truyền Trypanasoma ở dơi. Rệp đốt rất đau gây khó ngủ cho nên khi bị rệp đốt người ta gãi làm rệp ngừng, sau lại đốt tiếp gây nên những vết đốt dày thành đám giống như lên mày đay. Rệp rất thích hút máu người lạ. Trong chiến tranh chống Mỹ bộ đội ngủ ở nhà dân ở một vài địa phương rệp leo cả lên võng mà đốt, chui cả vào ba-lô và tha đi khắp nơi không sao diệt được.
Rệp đã biến mất sau nhiều thập kỷ sử dụng hóa chất diệt côn trùng trong các chiến dịch phòng chống sốt rét, sốt Dengue xuất huyết... Tuy nhiên, mới đây nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, nạn rệp trở lại rất nhiều, gây khó chịu và hủy hoại danh tiếng của ngành du lịch. Hiện các chuyên gia vẫn chưa khẳng định nguyên nhân chính dẫn đến việc rệp trở lại tăng mạnh như hiện nay, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân, như sự tăng đột biến khách du lịch, giao lưu trên khắp thế giới; các khách sạn, nhà nghỉ, ký túc xá, trường học... tăng mạnh; vệ sinh công cộng chưa được quan tâm đúng mức; khi nạn rệp trở nên nghiêm trọng thì mới quan tâm mà không đề phòng trước khiến cho công việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn.

Phòng, chống rệp bằng cách nào?
Rệp có thể lẩn trốn rất nhanh khi thấy có động và khó phát hiện trong khi đốt máu. Vì thế, biện pháp phòng chống chỉ được thực hiện khi phát hiện sự hiện diện của chúng.
Người ta có thể phát hiện sự nhiễm rệp bằng cách kiểm tra nơi trú ẩn để phát hiện những con rệp sống, xác của thiếu trùng, trứng và phân rệp. Những gia đình nhiễm nhiều rệp có thể phát hiện thấy mùi hôi như mùi bọ xít.

Để phòng chống rệp chúng ta có thể sử dụng các biện pháp như sau:
- Dùng chất xua (nên sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật) cho khách du lịch. Tuy nhiên việc phun chất xua không thể kéo dài tác dụng cả đêm, có nơi dùng hương xua muỗi để xua rệp.
- Sử dụng các biện pháp gia dụng đơn giản: cọ rửa đồ dùng, giường nằm, đổ nước sôi vào các kẽ giường và phơi chúng ra nắng. Bình xịt có thể được dùng để phun hóa chất, như: các chất thuộc pyrethroid, lân hữu cơ... để diệt rệp. Đệm giường cần được bọc kính bằng túi plastic để rệp không có cơ hội trú ẩn.
- Nằm màn tẩm hóa chất để chống muỗi sốt rét có tác dụng xua rệp rất tốt.
Sau mỗi lần tiến hành diệt rệp cần tiếp tục kiểm tra thường xuyên vì có nhiều trường hợp chỉ 2 tuần sau khi diệt rệp lại thấy chúng xuất hiện. Khi thấy sự xuất hiện trở lại của rệp cần tiến hành diệt ngay và lại tiếp tục kiểm tra...

Tác giả: TS. Trần Đức Hinh
Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống số 1233 - Thứ ba 07/11/2006

Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 2108
Points : 3774
Reputation : 0
Join date : 25/10/2009
Đến từ : https://casablanca.forumvi.com

https://casablanca.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết