Yến sào: Món ăn vua chúa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Yến sào: Món ăn vua chúa
Yến sào: Món ăn vua chúa
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Yen-sao-Mon-an-vua-chua/45138222/111/
Theo kỹ sư Hồ Thế Ân, nguyên giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, con người biết sử dụng yến sào để ăn và làm thuốc từ rất sớm, có thể cách đây trên 2.000 năm. Vua chúa Trung Quốc, Việt Nam và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khi chiêu đãi các công thần, quốc khách đều lấy yến sào làm món ăn đầu sổ. Có lẽ từ “yến tiệc” có nguồn gốc từ đây (?)…
“Vàng trắng”
Theo kết quả nghiên cứu, chim yến có 84 loài. Ở Việt Nam có hai loài yến lông xám thường gặp là yến núi và yến hàng. Tổ yến núi được làm bằng nước bọt và lông chim, không ăn được.Tổ yến hàng được làm hoàn toàn bằng nước bọt, ăn được. Chim yến hàng đi kiếm ăn từ mờ sáng cho đến tối mịt mới về tổ. Thức ăn của chúng là kiến, ruồi, muỗi, bọ rầy, bọ rùa, bọ xít, bướm, chuồn chuồn kim, nhện và một số côn trùng khác. Tổ yến hay yến sào (gọi theo âm Hán) là thực phẩm bổ dưỡng có giá trị cao. Giá tổ yến loại tốt có thể lên tới 2.000- 3.000 USD/kg. Vì thế người ta còn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Kết quả phân tích cho thấy tổ yến có hàm lượng đạm cao (40-50%), lượng mỡ lại rất thấp (0 - 0,13%) và có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong tổ yến có 10-15 nguyên tố đa vi lượng rất cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng. Tổ yến còn có hơn 8% axit sialic, rất cần cho sự kích thích phân bào để đổi mới cơ thể. Người ta còn phát hiện ở tổ yến một số chất hoạt tính sinh học kích thích phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên, và tin tưởng rằng sau khi được điều chế, chất này có thể giúp chữa bệnh ung thư vú và HIV/AIDS có hiệu quả hơn.
Theo Công ty Yến sào Khánh Hòa, dùng tổ yến có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng trưởng tế bào, tăng sức đề kháng cơ thể; dùng thường xuyên sẽ đẹp da, chống lão hóa, tăng tuổi thọ. Tiến sĩ Nguyễn Quang Phách (Công ty Yến sào Khánh Hòa) cho biết tổ yến còn được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh về dạ dày, hen, lao, tiểu đêm.
Người Hà Nội ăn yến
Hơn mười năm trước, giáo sư Trần Quốc Vượng sai “hiền đệ” của mình là Trần Hồng Kiên Trung đi tìm hiểu cách chế biến và thưởng thức yến của người Hà Nội “ba mươi sáu phố phường”, “ngàn năm văn vật”. Ông Trung đã gặp các cụ bà Bích Tần, Phát Đạt, Đức Lợi (tuổi từ 70-83), người Hà Nội gốc, thuộc tầng lớp “thượng lưu” ngày trước, nhà có “bát ăn, bát để”. Các cụ cho biết có 3 cách ăn yến. Trước tiên, ngâm tổ yến vào nước lã chừng nửa giờ đến một giờ, cho tổ tơi ra; rồi nhặt sạch lông chim, tạp chất dính vào tổ; rút từng sợi yến ra đặt vào đĩa hay bát. Sau đó, các bậc “bề trên” thích món yến gì thì chế biến theo món ấy.
Thứ nhất là món “yến thả” hay món “yến thả gà”, đây là món ăn mặn hay món khai vị trước khi ăn cỗ. Phải chọn gà giò hay gà mái tơ, cắt tiết, làm lông, mổ bụng, lấy sạch lòng, gan… rồi cho vào nồi nước đun “sủi tăm”; để lửa to quá thịt gà chín quắt, mất ngon. Khi thịt gà chín tới, vớt ra, xé từng miếng nhỏ. Đem sợi yến đã làm sạch (chừng nửa tổ), hấp cách thủy cho vừa chín tới (chừng 20-30 phút), rồi thả vào bát nhỏ (loại bát ăn chè), đặt gà xé phay lên trên, chan nước dùng thật trong, thật nóng… Đặt bát “yến thả” trên đĩa, rồi bưng lên dâng các cụ xơi khai vị.
Thứ hai là món chè yến. Đun nước đường kính, đổ lòng trắng trứng và vỏ trứng bóp vụn vào cho quyện lấy tạp chất trong nước đường, rồi dùng môi vớt ra. Như thế nước đường mới thật trong. Múc nước đường đun sôi ra bát nhỏ, thả yến đã hấp chín vào là được bát chè yến.
Thứ ba là món yến hấp đường phèn. Chọn loại đường phèn trong vắt, bỏ vào bát nhỏ, thả yến đã làm sạch lên trên (có khi cho thêm lát sâm) rồi hấp cách thủy cho chín.
Món dâng vua
Tiến sĩ Nguyễn Quang Phách cho biết một số cách ăn yến khá cầu kỳ. Chè yến: Cho yến đã làm sạch, hạt sen, đậu xanh vào nồi; đổ nước vừa phải, đun sôi 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào, đun sôi 15 phút nữa. Múc chè yến ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ. Súp yến (món ăn của người Trung Hoa): Yến đã chế biến nấu lẫn với cước cá mập, hạt sen, táo Tàu, tôm bóc vỏ, nấm mèo, nấm hương, gia vị đủ dùng. Món này thường thấy bán ở một số tiệm, và theo tiến sĩ Nguyễn Quang Phách, chỉ có khoảng 1% yến, còn 99% là bún Tàu giả yến và cước cá mập. Yến nhồi bồ câu (món ăn cho vua): Bồ câu được làm sạch, bỏ nội tạng. Tổ yến đã chế biến, cước cá mập, nấm mèo, nấm hương được nhồi vào bụng bồ câu, chưng cách thủy cho nhừ. Rút xương bồ câu, vo tròn khối “thịt-yến” này và cho lên chảo rán vàng. Đây là món ăn “hàn”, nên phải giữ cho ấm bụng. Sách xưa ghi lại cách ăn yến như sau: Vào lúc 19h00, lên giường nằm, tĩnh tâm đến khoảng 20-21h00. Có người mang yến đã nấu kỹ để nguội, bón cho ăn trong tư thế nằm. Ăn xong tráng miệng bằng nước sôi để nguội rồi ngủ.
Xưa kia, yến sào là món ăn của vua chúa. Ngày nay, người bình thường cũng có thể thưởng thức món này. Yến sào là món ăn cao cấp, cầu kỳ của kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc chế biến, thưởng thức món ăn này đòi hỏi một nghệ thuật tinh tế. Thế nhưng ngày nay, việc ăn yến của một số người rất “loạn xạ”: vừa ăn yến vừa uống rượu, la hét, đàn hát... Có món ăn “đầu sổ” mà không biết thưởng thức cho đúng cách thì coi như chỉ “tiêu hóa” một nửa!
Xuân Hòa
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Yen-sao-Mon-an-vua-chua/45138222/111/
Theo kỹ sư Hồ Thế Ân, nguyên giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, con người biết sử dụng yến sào để ăn và làm thuốc từ rất sớm, có thể cách đây trên 2.000 năm. Vua chúa Trung Quốc, Việt Nam và các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khi chiêu đãi các công thần, quốc khách đều lấy yến sào làm món ăn đầu sổ. Có lẽ từ “yến tiệc” có nguồn gốc từ đây (?)…
“Vàng trắng”
Theo kết quả nghiên cứu, chim yến có 84 loài. Ở Việt Nam có hai loài yến lông xám thường gặp là yến núi và yến hàng. Tổ yến núi được làm bằng nước bọt và lông chim, không ăn được.Tổ yến hàng được làm hoàn toàn bằng nước bọt, ăn được. Chim yến hàng đi kiếm ăn từ mờ sáng cho đến tối mịt mới về tổ. Thức ăn của chúng là kiến, ruồi, muỗi, bọ rầy, bọ rùa, bọ xít, bướm, chuồn chuồn kim, nhện và một số côn trùng khác. Tổ yến hay yến sào (gọi theo âm Hán) là thực phẩm bổ dưỡng có giá trị cao. Giá tổ yến loại tốt có thể lên tới 2.000- 3.000 USD/kg. Vì thế người ta còn gọi tổ yến là “vàng trắng”. Kết quả phân tích cho thấy tổ yến có hàm lượng đạm cao (40-50%), lượng mỡ lại rất thấp (0 - 0,13%) và có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong tổ yến có 10-15 nguyên tố đa vi lượng rất cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng. Tổ yến còn có hơn 8% axit sialic, rất cần cho sự kích thích phân bào để đổi mới cơ thể. Người ta còn phát hiện ở tổ yến một số chất hoạt tính sinh học kích thích phân chia, sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên, và tin tưởng rằng sau khi được điều chế, chất này có thể giúp chữa bệnh ung thư vú và HIV/AIDS có hiệu quả hơn.
Theo Công ty Yến sào Khánh Hòa, dùng tổ yến có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng trưởng tế bào, tăng sức đề kháng cơ thể; dùng thường xuyên sẽ đẹp da, chống lão hóa, tăng tuổi thọ. Tiến sĩ Nguyễn Quang Phách (Công ty Yến sào Khánh Hòa) cho biết tổ yến còn được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh về dạ dày, hen, lao, tiểu đêm.
Người Hà Nội ăn yến
Hơn mười năm trước, giáo sư Trần Quốc Vượng sai “hiền đệ” của mình là Trần Hồng Kiên Trung đi tìm hiểu cách chế biến và thưởng thức yến của người Hà Nội “ba mươi sáu phố phường”, “ngàn năm văn vật”. Ông Trung đã gặp các cụ bà Bích Tần, Phát Đạt, Đức Lợi (tuổi từ 70-83), người Hà Nội gốc, thuộc tầng lớp “thượng lưu” ngày trước, nhà có “bát ăn, bát để”. Các cụ cho biết có 3 cách ăn yến. Trước tiên, ngâm tổ yến vào nước lã chừng nửa giờ đến một giờ, cho tổ tơi ra; rồi nhặt sạch lông chim, tạp chất dính vào tổ; rút từng sợi yến ra đặt vào đĩa hay bát. Sau đó, các bậc “bề trên” thích món yến gì thì chế biến theo món ấy.
Thứ nhất là món “yến thả” hay món “yến thả gà”, đây là món ăn mặn hay món khai vị trước khi ăn cỗ. Phải chọn gà giò hay gà mái tơ, cắt tiết, làm lông, mổ bụng, lấy sạch lòng, gan… rồi cho vào nồi nước đun “sủi tăm”; để lửa to quá thịt gà chín quắt, mất ngon. Khi thịt gà chín tới, vớt ra, xé từng miếng nhỏ. Đem sợi yến đã làm sạch (chừng nửa tổ), hấp cách thủy cho vừa chín tới (chừng 20-30 phút), rồi thả vào bát nhỏ (loại bát ăn chè), đặt gà xé phay lên trên, chan nước dùng thật trong, thật nóng… Đặt bát “yến thả” trên đĩa, rồi bưng lên dâng các cụ xơi khai vị.
Thứ hai là món chè yến. Đun nước đường kính, đổ lòng trắng trứng và vỏ trứng bóp vụn vào cho quyện lấy tạp chất trong nước đường, rồi dùng môi vớt ra. Như thế nước đường mới thật trong. Múc nước đường đun sôi ra bát nhỏ, thả yến đã hấp chín vào là được bát chè yến.
Thứ ba là món yến hấp đường phèn. Chọn loại đường phèn trong vắt, bỏ vào bát nhỏ, thả yến đã làm sạch lên trên (có khi cho thêm lát sâm) rồi hấp cách thủy cho chín.
Món dâng vua
Tiến sĩ Nguyễn Quang Phách cho biết một số cách ăn yến khá cầu kỳ. Chè yến: Cho yến đã làm sạch, hạt sen, đậu xanh vào nồi; đổ nước vừa phải, đun sôi 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào, đun sôi 15 phút nữa. Múc chè yến ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ. Súp yến (món ăn của người Trung Hoa): Yến đã chế biến nấu lẫn với cước cá mập, hạt sen, táo Tàu, tôm bóc vỏ, nấm mèo, nấm hương, gia vị đủ dùng. Món này thường thấy bán ở một số tiệm, và theo tiến sĩ Nguyễn Quang Phách, chỉ có khoảng 1% yến, còn 99% là bún Tàu giả yến và cước cá mập. Yến nhồi bồ câu (món ăn cho vua): Bồ câu được làm sạch, bỏ nội tạng. Tổ yến đã chế biến, cước cá mập, nấm mèo, nấm hương được nhồi vào bụng bồ câu, chưng cách thủy cho nhừ. Rút xương bồ câu, vo tròn khối “thịt-yến” này và cho lên chảo rán vàng. Đây là món ăn “hàn”, nên phải giữ cho ấm bụng. Sách xưa ghi lại cách ăn yến như sau: Vào lúc 19h00, lên giường nằm, tĩnh tâm đến khoảng 20-21h00. Có người mang yến đã nấu kỹ để nguội, bón cho ăn trong tư thế nằm. Ăn xong tráng miệng bằng nước sôi để nguội rồi ngủ.
Xưa kia, yến sào là món ăn của vua chúa. Ngày nay, người bình thường cũng có thể thưởng thức món này. Yến sào là món ăn cao cấp, cầu kỳ của kho tàng văn hóa ẩm thực Việt Nam. Việc chế biến, thưởng thức món ăn này đòi hỏi một nghệ thuật tinh tế. Thế nhưng ngày nay, việc ăn yến của một số người rất “loạn xạ”: vừa ăn yến vừa uống rượu, la hét, đàn hát... Có món ăn “đầu sổ” mà không biết thưởng thức cho đúng cách thì coi như chỉ “tiêu hóa” một nửa!
Xuân Hòa
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Re: Yến sào: Món ăn vua chúa
Yến Sào - Món ăn tiến Vua
http://yume.vn/news/du-lich/doc-duong-van-hoa/yen-sao-mon-an-tien-vua.35A9668A.html
Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Món xúp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm.
Món xúp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Có lẽ món yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung.
Yến sào - món ăn bổ dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của món yến sào thật vô cùng hấp dẫn, chỉ riêng hương vị đặc biệt thơm ngon cũng đáng được xếp vào món trân quý trên thế giới.
Yến có tên khoa học là Collocalia sp, thuộc họ Apodidae, sống nhiều tại các hải đảo, nhất là tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) và vùng biển tỉnh Khánh Hoà (Hòn Yến). Tổ chim yến được dùng làm dược liệu, thuộc loại đặc sản quí hiếm vì yến làm tổ ở các vách núi hiểm trở nên việc lấy tổ yến rất khó khăn. Người đi lấy tổ yến phải chịu nhiều gian lao vất vả chấp nhận rủi ro, kể cả tai nạn, thương vong...
Yến sào là tổ của chim yến, nơi yến sống và sinh nở. Tổ chim yến được làm từ chính nước bọt của chúng. Ban ngày yến đi săn lùng thực phẩm trên biển, đêm đến lại nhỏ dãi làm thành tổ. Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ. Yến sào có 3 loại:
- Mao yến là tổ của chim yến làm lúc đầu để đẻ trứng, trong tổ có nhiều lông yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vồng lên. Một tổ yến chỉ nặng khoảng 10g.
- Bạch yến hay quan yến là tổ chim yến làm lại lần thứ hai, màu trắng, trong, thỉnh thoảng cũng có lông yến lẫn vào, hình dáng cũng giống như mao yến, loại này phẩm chất rất tốt.
Huyết yến về hình dáng, kích thước cũng giống như bạch yến, chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng khi chim yến mẹ nhả dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Huyết yến rất hiếm và rất quý.
Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid. Riêng ptotid có các acid amin cần thiết với tỷ lệ rất cao như 2,7% Histidin, 2,7% Arginin, 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosin. Trong tổ yến còn có phosphor, sắt, kali và canxi. Theo Bản thảo cương mục, yến sào vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.
Yến sào còn được chế tạo theo phương pháp Tây y, kết hợp với nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, đại táo, đỗ trọng, mật ong để làm thuốc tăng lực, tăng sinh tế bào, chống lão hóa, người suy nhược, già yếu.
Chế biến món ăn từ tổ chim Yến
Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).
Cách nấu yến sào đều giống nhau. Sau khi nêm ít gia vị vào thố súp, liền đặt thố vào nồi hấp cách thủy để có thể hầm yến sào thật tốt. Trước khi hấp, người ta ngâm yến sào vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Hấp cách thủy là cách làm truyền thống của người Trung Quốc, yến sào được chứa đựng trong cái thố có nắp đậy kín, thố này được đặt vào một vật chứa lớn hơn có xăm xắp nước. Thời gian hấp từ 3 - 4 giờ với nước sủi lăn tăn trên lửa từ nhỏ đến vừa. Vật đựng yến sào thường bằng men sứ có nắp đậy cho kín hơi.
Nói chung, có 4 nhóm yến sào được ưa chuộng, cho dù yến sào thuộc nhóm nào vẫn là thức ăn có vị thuốc bồi bổ và có giá trị dinh dưỡng cho con người.
http://yume.vn/news/du-lich/doc-duong-van-hoa/yen-sao-mon-an-tien-vua.35A9668A.html
Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Món xúp yến sào được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm.
Món xúp yến sào trông giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường. Có lẽ món yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung.
Yến sào - món ăn bổ dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của món yến sào thật vô cùng hấp dẫn, chỉ riêng hương vị đặc biệt thơm ngon cũng đáng được xếp vào món trân quý trên thế giới.
Yến có tên khoa học là Collocalia sp, thuộc họ Apodidae, sống nhiều tại các hải đảo, nhất là tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) và vùng biển tỉnh Khánh Hoà (Hòn Yến). Tổ chim yến được dùng làm dược liệu, thuộc loại đặc sản quí hiếm vì yến làm tổ ở các vách núi hiểm trở nên việc lấy tổ yến rất khó khăn. Người đi lấy tổ yến phải chịu nhiều gian lao vất vả chấp nhận rủi ro, kể cả tai nạn, thương vong...
Yến sào là tổ của chim yến, nơi yến sống và sinh nở. Tổ chim yến được làm từ chính nước bọt của chúng. Ban ngày yến đi săn lùng thực phẩm trên biển, đêm đến lại nhỏ dãi làm thành tổ. Tổ yến thường xuyên bị lấy đi để nó tiếp tục làm tổ. Yến sào có 3 loại:
- Mao yến là tổ của chim yến làm lúc đầu để đẻ trứng, trong tổ có nhiều lông yến màu tro đen, hình tổ hơi giống hình bán nguyệt, mặt bám vào hang đá tương đối bằng, mặt hướng ra ngoài hơi vồng lên. Một tổ yến chỉ nặng khoảng 10g.
- Bạch yến hay quan yến là tổ chim yến làm lại lần thứ hai, màu trắng, trong, thỉnh thoảng cũng có lông yến lẫn vào, hình dáng cũng giống như mao yến, loại này phẩm chất rất tốt.
Huyết yến về hình dáng, kích thước cũng giống như bạch yến, chỉ khác ở chỗ có sợi xơ màu huyết đỏ nâu. Người ta cho rằng khi chim yến mẹ nhả dãi làm tổ, trong dãi yến mẹ có lẫn máu. Huyết yến rất hiếm và rất quý.
Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid. Riêng ptotid có các acid amin cần thiết với tỷ lệ rất cao như 2,7% Histidin, 2,7% Arginin, 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosin. Trong tổ yến còn có phosphor, sắt, kali và canxi. Theo Bản thảo cương mục, yến sào vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và vị, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng. Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, chống nổi mụn, tàn nhang, vết nám và làm da mịn màng.
Yến sào còn được chế tạo theo phương pháp Tây y, kết hợp với nhân sâm, đương quy, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, đại táo, đỗ trọng, mật ong để làm thuốc tăng lực, tăng sinh tế bào, chống lão hóa, người suy nhược, già yếu.
Chế biến món ăn từ tổ chim Yến
Món yến sào ăn bất cứ giờ giấc nào trong ngày, không phải hạn chế như các món ăn khác, đòi hỏi nhiệt độ nóng hay lạnh mới ăn được, có thể sử dụng trong trạng thái nóng, nguội, lạnh mà không có tác dụng xấu. Nếu có đủ điều kiện nên ăn thường xuyên, ít nhất 3 lần trong mỗi tuần lễ. Tốt nhất nên ăn yến sào vào lúc dạ dày trống rỗng, hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ, hoặc dùng 1 chén súp yến sào lúc sáng sớm (khoảng 30 phút trước khi ăn điểm tâm).
Cách nấu yến sào đều giống nhau. Sau khi nêm ít gia vị vào thố súp, liền đặt thố vào nồi hấp cách thủy để có thể hầm yến sào thật tốt. Trước khi hấp, người ta ngâm yến sào vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ. Hấp cách thủy là cách làm truyền thống của người Trung Quốc, yến sào được chứa đựng trong cái thố có nắp đậy kín, thố này được đặt vào một vật chứa lớn hơn có xăm xắp nước. Thời gian hấp từ 3 - 4 giờ với nước sủi lăn tăn trên lửa từ nhỏ đến vừa. Vật đựng yến sào thường bằng men sứ có nắp đậy cho kín hơi.
Nói chung, có 4 nhóm yến sào được ưa chuộng, cho dù yến sào thuộc nhóm nào vẫn là thức ăn có vị thuốc bồi bổ và có giá trị dinh dưỡng cho con người.
Similar topics
» chữa bệnh teo não
» Cách chữa bệnh gut
» Sườn xào chua ngọt
» Canh móng giò khoai sọ nấu chua
» Địa chỉ sửa chữa laptop uy tín tại Vinh
» Cách chữa bệnh gut
» Sườn xào chua ngọt
» Canh móng giò khoai sọ nấu chua
» Địa chỉ sửa chữa laptop uy tín tại Vinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết